Chế độ ăn – Bệnh đái tháo đường đơn thuần

I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG

– Đủ năng lượng:

+ Nằm điều trị tại gường và hoạt động nhẹ: 30Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày

+Hoạt động nặng: 35Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.

– Giảm lượng chất bột đường: 55 – 65% tổng năng lượng.

Chất béo: 20 – 25% tổng năng lượng (chủ yếu là nguồn chất béo từ dầu thực vật).

– Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng.

– Tăng cường chất xơ: 20g/1000 Kcal.

– Chia thành nhiều bữa / ngày (>3 bữa/ngày), cố định

thời gian cho các bữa ăn.

– Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG

1. Lựa chọn thực phẩm

a, Thực phẩm nên dùng:

– Các loại: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…Nên chọn: gạo

lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc xay xát rồi thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc…

– Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ,đậu nành…)

– Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo

như: thịt nạc, cá nạc, tôm…

– Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng…)

– Ăn đa dạng các loại rau.

– Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: gioi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…

– Chọn loại sữa có chỉ số đường huyết thấp: Glucema, Gluvita, Nutrien diabetes.

b. Thực phẩm hạn chế dùng

– Miến dong, bánh mì trắng.

– Khao củ chế biến dưới dạng nướng.

– Phủ tạng động vật nhứ: tim, gan, bầu dục…

– Mỡ động vật.

– Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn,

vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…

c. Thực phẩm không nên dùng

– Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.

– Các loại quả sấy khô.

– Rượu, bia, nước ngọt có đường…

2. Chế biến thực phẩm

– Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật.

– Thịt gà ăn nên bỏ da.

–  Các loại rau củ: Không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.

– Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

3. Chú ý:

Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (Phụ lục 2)

III. THỰC ĐƠN MẪU

Năng lượng: 1600 Kcal

Áp dụng cho bệnh nhân nặng 55kg: lao động nhẹ 45kg: lao động nặng

THỰC PHẨM CHO MỘT NGÀY

– Gạo tẻ: 180g

– Bánh phở: 160g

– Thịt nạc + cá: 200 – 250g

– Sữa không đường: 250ml = 110ml sữa có đường = 3 muỗng sữa tiểu đường.

– Rau xanh: 500g-600g

– Quả chín: 150 – 200g

– Dầu ăn: 20 – 25ml (4 – 5 thìa 5ml)

– Lượng muối: 6g/ngày.

VÍ DỤ THỰC ĐƠNĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG (ĐV THỰC PHẨM)
Bữa sáng: Phở thịt bò 
Bánh phở 160g1 nữa bát to
Thịt bò 35g7 – 8 miếng nhỏ
Giá đỗ150g
Bữa trưa: Cơm, đậu xốt, chả lá lốt, rau bắp cải luộc, quả chín 
Gạo tẻ 100g2 nửa bát con cơm
Thịt nạc 40g2 chiếc lá lốt
Đậu phụ 65g1 bìa
Dầu ăn 10ml2 thìa 5ml
Rau cải bắp1 miệng bát con rau
Bưởi 180g3 múi trung bình
Bữa tối: Cơm, trứng đúc thịt, bí xanh luộc 
Gạo tẻ 80gMiệng bát con cơm
Thịt nạc 25g2 miếng trứng đúc thịt trung bình
Trứng gà 1 quả1 bát con rau
Dầu ăn 7ml1,5 thìa 5ml
Bí xanh luộc 250g1 bát con rau
Đu đủ chín 150g1 miếng trung bình
Bữa phụ tối: sữa không đường 
250ml sữa1 cốc sữa 250ml

IV. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Nhóm đạm:

 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà: 1,2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ.

2. Nhóm chất bột đường:

100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến; 100g bột mì; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mì; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.

3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.

Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *