Chế độ ăn – Bệnh Gout đơn thuần

(Mã: GU01- CĐ GĐT)

I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG

1.1. protein

– Lượng protein: 1g/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu protein giảm hơn trong các trường hợp có biến chứng về thận: viêm cầu thận cấp, suy thận cấp,suy thận mạn.

Chọn những thực phẩm có chứa ít purin.

Nhóm I (0-15mg)Nhóm II (50-150mg)Nhóm III (trên 150mg)Nhóm IV: Thức uống có khả năng gây đợt gout cấp và gout mạn
Ngũ cốcThịt nạcÓcRượu, thức uống có rượu: gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận.
Bơ, dầu mỡGanBia: có loại bia nhiều nhân purin.
ĐườngHải sảnBầu dụcCà phê, chè: cafein khi bị oxy hoá sẽ tạo thành methy acid uric.
TrứngGia cầmNước luộc thịt 
SữaĐỗ đậuCá sardine 
Pho mát Nấm 
Rau, quả Măng tây 
Các loại hạt   

1.2. Đảm bảo đủ năng lượng

Năng lượng: 30 – 35Kcal/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu năng lượng giảm đối với bệnh nhân béo phì.

1.3. Lipid: Lipid chiếm: 20 – 22% tổng số năng lượng cả ngày. Trong đó có 1/3 là acid béo no, 1/3 acid béo không no có một nối đôi, 1/3 acid no có nhiều nối đôi. Nên sử dụng ít cholesterol < 300mg/ngày.

1.4. Glucid: 65 – 70% tổng năng lượng.

1.5. Nước” Uống nhiều nước >2 lít/ngày.

1.6. Cung cấp đầy đủ vitamin và muối khoáng

II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG

2.1. Lựa chọn thực phẩm

2.1.1. Thực phẩm nên dung:Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

  • Gạo, ngô, phở, mỳ gạo,…khoai củ: khoai lang, khoai tây, khoai môn,
  • khoai sọ, sắn, miến…
  • Các loại rau xanh: bí xanh, rau ngót, rau dền….
  • Các loại quả chín ngọt: lê, táo, nho ngọt, mít, dưa hấu…
  • Các thực phẩm có hàm lượng purin thấp: ngũ cốc, bơ, đường, sữa, pho mát,
  • rau quả….Nếu ăn thịt chỉ ăn 100g với người có cân nặng < 50kg và 150g với người có cân nặng >50kg.        
  • Các loại nước uống có bicarbonat.

 2.1.2. Các thực phẩm hạn chế dung:

-Các thực phẩm có hàm lượng purin cao: nước luộc thịt, nấm, măng tây, phủ tạng động vật: gan, bầu dục, tim…

– Các loại quả có vị chua: cam chua, xoài xanh, cóc, me, nho chua…

2.1.3. Thực phẩm không nên dùng:  Không sử dụng: rượu, bia, chè, cà phê…

2.2. Cách chế biến:

Khi ăn thịt cá thì nên ăn ở dạng luộc và bỏ nước luộc; hoặc muốn ăn xào, rán cũng nên luộc qua nếu có thể được.

2.3. Chú ý

Trường hợp muỗn giảm cân thì cũng phải giảm từ từ, nếu giảm cân nhiều sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.

Tránh ăn no quá nhất là vào buổi tối vì bữa ăn nặng là yếu tố stress để ninh hành acid uric.

III. THỰC ĐƠN MẪU

Năng lượng:1700 kcal/ngày.

VÍ DỤ THỰC ĐƠNĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG (ĐV THỰC PHẨM)
Bữa sáng:Cơm rang trứng, dưa chuột 
Gạo tẻ 101g 
Trứng gà 23,5g1/2 quả trứng
 Dầu ăn 9ml2 thìa 5ml
 Dưa chuột 90g1/2 quả to
Bưac trưa: Cơm, thịt xào hành tây, canh bí nấu thịt, quả chín 
 Gạo tẻ 130g2 lưng bát con cơm
 Thịt nạc vai 36g 
 Thịt băm 10g1 thìa 5ml
| Bí xanh 100g 
Hành tây 31g 
Dầu ăn 10ml2 thìa 5ml
Bữa tối: Cơm, cá bống rán, cà tím nấu thịt băm 
Gao té 104g2 nửa bát con cơm
Cá bống rán 40g3 con
Thịt băm 10g1 thìa 5ml
Cà tím 120g1 miệng bát con
Dầu ăn 10m12 thìa 5ml

IV. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG:

1. Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 1.2 lạng tôm, các nạc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút; 200g đậu phụ.

2. Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến, 100g bột mỳ; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mỳ; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g củ các loại.

3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vùng.

4. Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *