NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO-WORLD TUBERCLOSIS (24/03/2021)
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakNgày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.
Ngày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10 – 15 người khác.
* Bệnh lao: Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
* Những dấu hiệu của bệnh lao phổi:
Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác:
– Ho ra máu;
– Sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm;
– Đau tức ngực;
– Gầy sút cân.
* Phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng:
– Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
– Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
– Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;
– Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakĐể đảm bảo chung sống an toàn với dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng và ban hành cuốn “Sổ tay phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới ”. Sau đây là hướng dẫn áp dụng tại trụ sở làm việc bao gồm văn phòng, công sở.I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Trụ sở làm việc được quy định trong hướng dẫn này gồm văn phòng, công sở.
2. Đối tượng áp dụng
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
– Khách đến thăm và làm việc.
– Người quản lý, người sử dụng lao động.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
– Không tới công sở khi đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Đeo khẩu trang khi đi đến trụ sở làm việc và khi ra về.
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
– Hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách tiếp xúc phù hợp ngoài trụ sở làm việc.
– Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
– Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
– Tuân thủ các biện pháp dự phòng cá nhân và các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại trụ sở làm việc.
2. Trách nhiệm của khách đến thăm và làm việc
– Không được đến trụ sở làm việc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Đeo khẩu trang trong suốt quá trình đến thăm và làm việc.
– Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi đến và sau khi ra về.
– Thực hiện giãn cách phù hợp khi đến thăm và làm việc.
– Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
– Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
– Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo y tế theo yêu cầu của trụ sở làm việc.
3. Trách nhiệm của người quản lý, người sử dụng lao động
– Tổ chức đo thân nhiệt cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và khách đến thăm và làm việc trước khi vào trụ sở làm việc.
– Thực hiện khai báo y tế đối với khách đến thăm và làm việc nếu thấy cần thiết và các trường hợp người có biểu hiện ho, sốt, khó thở.
– Thực hiện bố trí chỗ ngồi giãn cách phù hợp.
– Đẩy mạnh họp trực tuyến, hạn chế các cuộc họp không cần thiết.
– Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai hình thức làm việc trực tuyến, tại nhà tùy theo tình hình, diễn biến dịch bệnh.
– Vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với bàn ghế, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng làm việc, phòng họp, khu vệ sinh… tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.
– Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, xà phòng tại các khu vệ sinh.
– Bố trí suất ăn riêng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp khi sử dụng phòng ăn tập thể.
– Bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
– Nghiêm cấm khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
– Phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
– Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp dự phòng tại trụ sở.Hữu Quý
(Theo Bộ Y tế)
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakNguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn luôn hiện hữu. Vì vậy, để có giải pháp phù hợp chung sống an toàn – Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành cuốn “Sổ tay hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”. Sau đây là hướng dẫn tại trung tâm thương mại, siêu thị.
(Hình minh họa)
I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Áp dụng cho các trung tâm thương mại, siêu thị.
2. Đối tượng áp dụng
– Khách hàng.
– Nhân viên làm việc, người quản lý, người sử dụng lao động.
– Đơn vị quản lý.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của khách hàng, nhân viên làm việc, người quản lý, người sử dụng lao động
– Không đến trung tâm thương mại, siêu thị khi đang trong thời gian cách ly hoặc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian trong khu vực của trung tâm thương mại, siêu thị.
– Giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi xếp hàng tại lối vào, quầy thanh toán, đứng mua hàng…
– Rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào trung tâm thương mại, siêu thị và khi ra về.
– Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
– Thông báo kịp thời cho ban quản lý trung tâm thương mại, siêu thị khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở.
– Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
– Tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 riêng của trung tâm thương mại, siêu thị (nếu có).
2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý
– Tổ chức đo thân nhiệt cho khách hàng, người làm việc khi vào trung tâm thương mại, siêu thị.
– Hướng dẫn, nhắc nhở khách hàng, người làm việc đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách tối thiểu 1 mét.
– Vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, khu vệ sinh… tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.
– Nếu trong trung tâm thương mại, siêu thị có nhà hàng, khu ăn uống thì áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đối với cơ sở ăn, uống.
– Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí thuận tiện, xà phòng tại các khu vệ sinh.
– Bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
– Yêu cầu nhân viên, người làm việc thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
– Có hình thức khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi khi sử dụng dịch vụ, ưu tiên thanh toán nhanh đối với các khách hàng đã cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế.
– Phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người làm việc và khách hàng như bố trí đặt biển hướng dẫn các quy định về phòng, chống dịch…
– Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc người làm việc và khách hàng thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp dự phòng tại trung tâm thương mại, siêu thị. Long Vương
(Theo Bộ Y tế)
3 ĐIỂM MỚI TRONG CHIẾN LƯỢC CHỐNG DỊCH COVID-19
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakXét nghiệm gộp mẫu nhiều hơn; có phương án cách ly đối với tùy từng đối tượng trẻ em và giải tỏa hàng hóa từ khu vực có dịch là 3 điểm mới trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 được GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin tại cuộc họp trực tuyến sáng 5/2 với các địa phương có ca mắc COVID-19.Thứ nhất, thay đổi chiến lược gộp mẫu xét nghiệm
Trước đây trong đợt dịch tại Đà Nẵng, Bộ Y tế cho phép gộp 5 mẫu trong một lần xét nghiệm. Tuy nhiên, do nhu cầu cần xét nghiệm diện rộng tại Quảng Ninh và Cẩm Giàng (Hải Dương), Bộ Y tế cho phép có thể gộp 10-16 mẫu trong một lần xét nghiệm, gộp theo hộ gia đình, thậm chí có thể lên tới mẫu 16. Nhóm mẫu nào có trường hợp dương tính sẽ lập tức cách ly toàn bộ gia đình và tiến hành lấy mẫu làm lại lần thứ 2 xác định ca dương tính.
GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp Ảnh: Trần Minh
“Nếu phát hiện mẫu gộp dương tính thì cách ly cả gia đình đó luôn, sau đó lấy mẫu xét nghiệm lại từng người để phân loại F0, F1”- Bộ trưởng yêu cầu.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, tổng số hộ gia đình tại TP Hạ Long là 30 nghìn hộ, “nhưng khuyến cáo của chúng tôi là lấy ở khu có người nhiễm trước rồi mới lấy rộng ra các hộ khác. Chúng tôi đề nghị các Viện sẽ hỗ trợ địa phương lấy gộp mẫu và chung ống xét nghiệm”- Bộ trưởng nói.
Thứ hai, trẻ em dưới 5 tuổi sẽ được cách ly nghiêm ngặt tại nhà
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua chúng ta thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung. Nhưng do tính mới của chủng virus lần này nên Bộ sẽ thay đổi lại phương thức bảo đảm giúp gia đình có trẻ em sẽ yên tâm hơn.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần phải phân loại hai nhóm trẻ để thực hiện cách ly.
Nhóm trẻ dưới 5 tuổi có thể thực hiện cách ly tại nhà nghiêm ngặt do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm và có điều kiện đi kèm như: chỉ được một người trông; người trông phải có sức khỏe tốt và gia đình đó không có người già, không có bệnh lý nền. Việc này, Bộ Y tế hiện đã thực hiện tại Cẩm Giàng, Hải Dương và một số địa phương khác.
Với trẻ trên 6 tuổi trở lên, áp dụng mô hình phân kỳ cách ly tập trung. Trẻ sẽ được áp dụng cách ly tập trung trong bảy ngày đầu và lấy mẫu ngày 1, ngày 3 và ngày 7. Khi trẻ có kết quả âm tính, trẻ sẽ được cách ly tại nhà theo quy định rất nghiêm ngặt với sự giám sát của chính quyền địa phương.
“Chính quyền địa phương là đơn vị cuối cùng quyết định cuối cùng việc cách ly tại nhà của trẻ. Việc này giúp các địa phương trong việc cách ly trẻ và giúp trẻ trở về nhà sau thời gian cách ly”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Thứ ba, giải tỏa hàng hóa từ khu vực có dịch
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, tình hình giao lưu hàng hóa tại các vùng có dịch đến các địa phương khác rất khó khăn. Quan điểm Thủ tướng là không ngăn sông cấm chợ, lưu thông hàng hóa, vì vậy Bộ trưởng đề nghị các địa phương nếu đảm bảo công suất xét nghiệm có thể vận chuyển hàng hóa ra ngoài tỉnh thông qua kiểm soát chặt hàng hóa và người chuyên chở hàng hóa.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý phải kiểm soát chặt hàng, người chở và người đi kèm. Bộ đã có hướng dẫn, tuy nhiên có điểm thay đổi là tất cả tài xế vận chuyển hàng hóa, người đi kèm phải làm xét nghiệm 2 ngày/lần, quá trình vận chuyển phải áp dụng các biện pháp chống dịch: đeo khẩu trang, mở cửa, không đóng kín, ghi chép lại hành trình, hạn chế tiếp xúc…
Địa phương nào để dịch xảy do đối tượng này thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ: “Nếu người dân mất thêm cái Tết nữa thì sẽ thêm khó khăn, nên phải thay đổi đổi để vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa, vừa đảm bảo phòng dịch”- Bộ trưởng cho biết thêm.Ths.Nguyễn Hữu Quý
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)
HÃY HẠN CHẾ UỐNG RƯỢU, BIA VÌ KHÔNG CÓ NGƯỠNG NÀO LÀ AN TOÀN
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakTheo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc rượu chiếm hơn 20% trong các vụ ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam. Đây là con số rất đáng báo động. Đặc biệt vào những dịp nghỉ lễ, Tết dài ngày, số ca nhập viện do ngộ độc rượu tăng hai, ba lần so ngày thường.Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo công bố của WHO, những rối loạn chức năng của cơ thể xuất hiện ngay từ khi uống một lượng rất ít rượu bia.
Cụ thể, một người có nồng độ cồn trong máu =0,01g/dl, tương đương với việc mới chỉ uống một ngụm rượu hoặc ¼ lon bia thôi, thì đã bắt đầu có các rối loạn như: giảm các chức năng của não bộ trung tâm, tăng hưng phấn, thiếu kiềm chế, rối loạn điều chỉnh phối hợp động tác, động tác không nhất quán, từ đó ảnh hưởng đến kiểm soát tốc độ, duy trì hướng, phản xạ phanh,… trong khi điều khiển phương tiện giao thông. Vì vậy, uống rượu bia trước và trong khi lái xe làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông, dẫn đến tử vong hoặc tàn phế nặng nề.
Nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng chống những nguy cơ bệnh tật và tai nạn nguy hiểm do sử dụng rượu, bia, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:
Mọi tổ chức, cá nhân tuân thủ thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Hãy hạn chế uống rượu, bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp có uống thì không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. (Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, có thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.
Dưới đây là một số khuyến nghị của Cục Y tế dự phòng đối với người có uống rượu, bia trong dịp Tết cổ truyền:
– Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.
– Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.
– Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.
– Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,…
– Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.
– Hãy tôn trọng cơ thể: Đừng so sánh bản thân với bất cứ ai. Hãy luôn tôn trọng những tín hiệu của cơ thể, nếu cảm thấy đã đủ, cần ngừng uống ngay.
– Ăn no: Uống lúc bụng đói là quyết định tệ hại nhất, vì thế nên ăn vài món trước khi bắt đầu cuộc nhậu. Đồng thời, hãy ăn thêm trong thời gian tiệc tùng vì cảm giác no sẽ khiến bạn uống chậm hơn.
– Nghỉ ngơi tốt: Nếu biết trước lịch tiệc tùng, hãy ngủ càng nhiều càng tốt vào đêm trước.
– Bổ sung dinh dưỡng.Ths. Nguyễn Hữu Quý
(Theo Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế)
GIỮ VỮNG TINH THẦN, VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakĐại dịch COVID-19 với những diễn biến về virus biến thể có tốc độ lây lan nhanh, gia tăng số ca mắc ngoài cộng đồng… đã và đang ảnh hưởng lớn đến tâm lý rất nhiều người. Ở lĩnh vực sức khỏe tâm thần, các chuyên gia cho rằng đại dịch này đang gây ra một cú sốc, stress nặng cho con người. Chúng ta cần phải đối mặt và giữ vững tinh thần, vượt qua đại dịch này. Ở nước ta, ngành y tế đã liên tục đưa ra những khuyến cáo khoa học, hướng dẫn phòng ngừa COVID-19 đến người dân một cách nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, đứng trước một dịch bệnh vẫn còn nhiều mới mẻ và nhiều nguy cơ tiềm ẩn như COVID-19, hơn nữa lại có tốc độ lây lan nhanh, thì dường như nỗi lo là thứ thường trực trong suy nghĩ của mỗi người. Dịch COVID-19 tác động đến sức khỏe tâm thần và gây ra các tình trạng: stress, lo âu, trầm cảm… ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, đại dịch COVID-19 gây stress, lo âu do 3 nguyên nhân sau: sợ bị lây bệnh; sợ bị cách ly; sợ mất việc làm, không có thu nhập. Thường gặp nhất là stress, khi bị nhẹ con người có thể đối phó được, nhưng trường hợp stress nặng, sốc có thể gây hậu quả lớn.
Cần kiểm soát, stress rối loạn lo âu, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.
Hơn nữa môi trường bình thường đã có stress, nhưng khi dịch bệnh đến chúng ta áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa như giãn cách xã hội, trẻ không đến trường… dễ gây xáo trộn, stress. Ở mỗi cá nhân thì mức độ stress khác nhau. Những vùng tâm dịch, cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều hơn, khiến tình trạng stress cao hơn so với những nơi không có ca bệnh, người dân được bảo vệ thì sự căng thẳng ít hơn.
Với người trung niên và lớn tuổi, do những tác động từ cuộc sống và những thay đổi trong cơ thể do quá trình lão hóa tự nhiên… họ dễ bị stress, lo âu, trầm cảm. Trong thời điểm dịch bệnh, người cao tuổi còn là đối tượng được khuyến cáo nên hạn chế ra ngoài và tiếp xúc. Những ảnh hưởng mà dịch COVID-19 gây ra đang khiến mọi người lo lắng và sợ hãi.
Ở trẻ em, việc nghỉ học kéo dài, hạn chế vui chơi bên ngoài, nhiều gia đình dường như chỉ biết cho con làm bạn với ipad, điện thoại. Điều này sẽ có ảnh hưởng với con trẻ. Cũng như người lớn, trẻ em cũng có rối loạn lo âu lan tỏa trong đại dịch COVID-19. Trẻ em bị stress chủ yếu là do sợ bị cách ly, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán đang rất gần, sẽ hạn chế gặp người thân trong gia đình, không được đi chơi và gặp gỡ bạn bè, không đến trường học, gián đoạn học hành…
Để giảm nguy cơ stress trong dịch COVID-19, mọi người nên quan tâm đến nhau hơn để giải tỏa về tinh thần. Cá nhân cần nhận diện rõ các cảm xúc tiêu cực do gánh nặng, khủng hoảng tâm lý gây ra (sợ hãi, lo lắng, tức giận, buồn bã, thất vọng…) và chấp nhận thì mới có thể vượt qua. Bên cạnh đó, một tư duy tích cực và linh hoạt trong giai đoạn này là rất cần thiết.
Đối với người cao tuổi không cần hoạt động cao độ, có thể ở nhà đọc sách, tản bộ. Người thân cần quan tâm trò chuyện với người cao tuổi trong gia đình để họ không cảm thấy lẻ loi, cô đơn.
Để đương đầu với dịch bệnh, mỗi người cần chú ý tăng cường thể lực, tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày, tập các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền, yoga… Cần có chế độ ăn tăng cường canxi, vitamin để tăng cường thể lực. Tránh thức quá khuya và ngủ nướng quá nhiều vì điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn nữa.
Các chuyên gia nhận định rằng dịch bệnh sẽ còn kéo dài, nên chúng ta phải xác định chung sống với dịch nhưng nhất thiết phải an toàn, tuyệt đối không được chủ quan. Chung sống an toàn trong từng lĩnh vực cụ thể như: học tập, đi lại, sản xuất, kinh doanh; vui chơi an toàn… Đặc biệt là an toàn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Chúng ta cố gắng tối đa hạn chế sự lây nhiễm bệnh bằng cách thực hiện theo đúng hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế… từ đó đời sống, tinh thần, xã hội tốt lên sẽ giảm stress.Hữu Quý
(Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/)
Xoa bóp vùng mặt tăng cường độ ẩm cho da
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakSuckhoedoisong.vn – Thời tiết hanh khô, xoa bóp là biện pháp hữu hiệu tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường độ ẩm và tính trơn nhuận, giúp da trở nên mịn màng, tươi sáng hơn, từ đó quá trình chuyển hóa da được cải thiện, là biện pháp hữu hiệu giảm nếp nhăn, giảm căng thẳng…
Thông thường tiến hành xoa bóp mặt theo hướng vuông góc với các nếp nhăn trên mặt, tuy nhiên đối với các nếp nhăn ở góc mặt và ở miệng tiến hành xoa bóp theo vòng tròn.
Các bước tiến hành
Xoa bàn tay cho nóng rồi áp vào mắt (xoa tay áp mắt) 3 – 5 lần. Tác dụng: Làm mắt sáng, tỉnh ngủ.
Hai tay di chuyển từ cằm lên hai bên má, khi đến mắt thì di chuyển sang hai bên, làm 5 lần. Day huyệt Thái dương (phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt ước 1 tấc, nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài mỏm ổ mắt xương gò má đè vào có cảm giác ê tức có khi thấy rõ mạch máu nổi lên) 1 phút.
Xoa xát mặt giúp tăng độ ẩm cho da.
Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa di chuyển quanh mắt từ bờ dưới mắt vòng lên cung lông mày, sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ huyệt trước khoé mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (ngay dưới con ngươi) mỗi nơi 10 lần. Day huyệt Toản trúc (chỗ lõm đầu trong chân mày, thẳng trên góc mắt trong) 0,5 – 1 phút.
Dùng ngón cái và ngón trỏ véo lông mày hai bên 5 lần. Day huyệt Dương bạch (trước trán, trên đường thẳng qua chính giữa mắt và phía trên lông mày cách 1 thốn) và huyệt Ấn đường (nằm ở điểm giữa đường nối hai đầu lông mày) mỗi huyệt nửa phút.
Đặt hai tay lên trán, di chuyển từ trung tâm ra hai bên rồi theo hướng ngược lại (động tác phân và hợp), làm 5 lần.
Khum bàn tay lại úp vào trán, xoa toàn bộ trán, (xoa ngang trán) cho nóng ấm thì dừng lại.
Hai tay đặt hai bên má, ngón trỏ và ngón nhẫn đặt ở góc miệng đồng thời di chuyển về phía trung tâm rồi di chuyển ra xa nhau, làm 5 lần. Day huyệt Địa thương (cách khóe miệng 0,4 thốn, hoặc trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi) và huyệt Giáp xa (cắn chặt răng lại, huyệt ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 khoát ngón tay) mỗi huyệt nửa phút.
Dùng bàn tay xát qua xát lại, bờ môi trên, bờ môi dưới và ụ cằm, sao cho vùng môi cằm ấm lên thì dừng lại. Day huyệt Thừa tương (ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dưới môi dưới, trên đường bổ dọc giữa hàm dưới) nửa phút.
Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng lên hai gò má theo hình tròn, hướng sang hai bên. Day huyệt Quyền liêu (nằm ở bên cạnh gò má dưới xương gò má), huyệt giáp xa ở góc hàm.
Xát dọc mũi (lên xuống). Chập 3 ngón tay trỏ, giữa, ngón nhẫn vào nhau (ngón giữa để trên sống mũi). Miết từ đầu mũi dọc theo sống mũi lên trán, miết lên xuống nhiều lần cho nóng ấm thì dừng, sau đó bóp nhẹ hai cánh mũi. Day huyệt Nghinh hương (điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi – miệng) 1 phút.
Để ngón tay trỏ và giữa vào trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát lên xuống cho ấm.
Vuốt cổ (ngửa cổ lên, mở rộng bàn tay): Dùng hai bàn tay đặt từ xương hàm vuốt xuôi xuống cổ (vùng huyệt Thiên đột), chỉ vuốt xuôi, không vuốt ngược cho nóng ấm thì dừng.
Xát gáy: Lấy bàn tay chà xát gáy mỗi bên 10 lần, hoặc cho đến khi thấy ấm nóng.
Cào đầu (dùng 10 đầu ngón tay cào từ mí tóc trán ngược ra sau gáy 50 cái). Dùng 10 đầu ngón tay, cào từ chân tóc lên đỉnh đầu. Cào từ đỉnh đầu dồn về sau gáy và hai đầu tai nhiều lần.
Xoa nóng hai vành tai. Vuốt tai xuống, cho nóng ấm chừng 20 lần. Hai bàn tay úp vào tai xoa tròn quanh tai cho nóng ấm thì dừng. Dùng hai bàn tay áp vào hai tai các ngón tay đặt ra sau gáy, rồi ép lòng bàn tay vào tai đồng thời dùng 10 đầu ngón tay gõ chẩm.
Bàng đại hải trị nội nhiệt, chảy máu cam
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakSuckhoedoisong.vn – Bàng đại hải còn gọi là an nam tử là quả của cây lười ươi, đười ươi, cây thạch, cây uơi, đại đồng quả… Người ta hái quả chín nứt ở cây lấy hạt phơi khô làm thuốc, dùng dần. Hạt bàng đại hải hình bầu dục trông như quả trám.
Bề mặt màu nâu tối hoặc màu nâu vàng sẫm, có vân nhẵn không đồng đều. Để làm thạch và làm nước giải khát, sau khi lấy hạt, ngâm nước cho hạt nở to gấp 8-10 lần thể tích của hạt, nước có chất nhầy, màu nâu nhạt trong, vị hơi chát và mát. Lá non nấu canh ăn được. Chất nhầy của hạt còn dùng làm thuốc trị các chứng đau ruột và các bệnh về đường đại tiện. Bàng đại hải có nhiều ở miền Nam nước ta và tại nhiều nước khác ở Đông Nam Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Thuốc từ bàng đại hải trị đau họng, nội nhiệt, chảy máu cam.
Theo Đông y, bàng đại hải tính hàn, vị ngọt, lợi về kinh phế, đại tràng có công dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, lợi hầu, giải độc. Phù hợp với người ho khan, không có đờm, đau họng, khản tiếng, cốt chưng (người bệnh sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi trộm…). Dưới đây là những bài thuốc thường dùng:
Trị đau họng, ho khan không có đờm, khàn tiếng, cốt chưng nội nhiệt, chảy máu cam: Bàng đại hải 3 hạt, mật ong 15ml. Hãm với nước sôi uống thay trà.
Trị ho khan, mất tiếng, họng nóng rát, viêm đau lợi: Bàng đại hải 5 hạt, cam thảo 3g. Sắc uống thay trà. Nếu người già hoặc trẻ em uống có thể cho thêm ít đường phèn.
Trị chảy máu cam ở trẻ nhỏ: Bàng đại hải 2-5 hạt sao vàng, nấu lấy nước cho trẻ uống trong ngày.
Trị viêm họng, viêm amidan cấp tính: Bàng đại hải 5g, bản lam căn 5g, mạch môn đông 5g, cam thảo 3g. Hãm với nước sôi, uống nhiều lần thay trà. Hoặc dùng bài: Bàng đại hải 5g, bồ công anh 4g, hoa kim ngân (khô) 16g, bạc hà 2g, cam thảo 1g. Rửa sạch, hãm nước sôi, uống thay hàng ngày.
Lưu ý: Bàng đại hải chỉ dùng mỗi ngày từ 2-5 hạt, không dùng kéo dài.
Tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng với cơ thể
/0 Comments/in Truyền thông /by C Sharp Dak LakSuckhoedoisong.vn – Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất để duy trì sự sống và các hoạt động của con người. Dựa vào nguồn chất dinh dưỡng mà thực phẩm cung cấp thì người ta chia ra 4 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Carbohydrate (còn gọi là nhóm chất bột đường) bao gồm đường, tinh bột, chất xơ có trong ngũ cốc, rau quả và các sản phẩm từ sữa. Carbohydrate cung cấp nhiên liệu cho hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng cho cơ bắp làm việc. Carbohydrate (carbs) được phân làm hai dạng: carbs đơnvà carbs phức. Carbs đơn có trong các loại sản phẩm sữa (galatose), đường ăn (sucrose), kẹo, nước ngọt, sirô. Carbs phức có trong thực phẩm chứa tinh bột: các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mỳ và ngũ cốc. Nếu dung nạp quá nhiều carbs sẽ khiến cơ thể có mỡ. Ngược lại, nếu cơ thể bị cung cấp thiếu carbs sẽ gây hại cho thận. Với những người có nguy cơ thừa cân, đường huyết cao nên sử dụng các loại thực phẩm chứa carbs có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu.
Bữa ăn đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Protein (hay chất đạm) là chất nền cơ bản cấu tạo nên cơ bắp, máu, da, xương và các bộ phận khác của cơ thể. Protein cũng cung cấp năng lượng.Protein được cấu tạo từ các acid amin, là những viên gạch kết cấu nên cơ thể. Khi cơ thể tiêu hóa protein thì chúng sẽ bị cắt ra thành các acidamin và hấp thụ để tạo nên các mô mới. Protein rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Protein từ động vật chứa nhiều acid amin thiết yếu hơn tuy nhiên chế độ ăn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm để có đầy đủ các acid amin mà cơ thể cần.
Chất béo bao gồm các loại dầu, mỡ, bơ có trong thành phần của thịt, sữa, trứng, các loại hạt có dầu. Chất béo là nơi dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Là thành phần chính của màng tế bào, hỗ trợ vận chuyển và hấp thụ một số vitamin cần thiết cho cơ thể. Chất béo cũng làm cho việc chế biến thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn. Chất béo được cấu tạo bởi các acid béo no (chất béo động vật, dầu cọ, dầu dừa) và không no (có nhiều trong dầu thực vật như olive, hướng dương, đậu nành, mỡ cá, mỡ gà…). Chất béo từ thức ăn gồm triglyceride và cholesterol, được hấp thu vào cơ thể ở ruột non. Nếu hàm lượng cholesterol trong máu cao có nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, tim mạch và đột quỵ. Chất béo no làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, do đó chỉ nên dùng chất béo no không quá 10% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến để hạn chế các nguy cơ sức khỏe.
Vitamin và khoáng chất còn gọi là các vi chất dinh dưỡng giúp cơ thể hoạt động chuẩn xác và khỏe mạnh. Một số chất khoáng là thành phần cấu tạo cơ thể như canxi, fluor có trong xương, răng, hay sắt có trong máu.
Sắt là thành phần chính của hồng cầu. Thiếu máu thiếu sắt dẫn đến tình trạng giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến trí tuệ, tăng trưởng và phát triển, tăng khả năng mắc bệnh, tăng các tai biến sản khoa. Sắt có nhiều trong thịt đỏ, cá, phủ tạng động vật. Sắt cũng có trong các loại đậu đỗ và rau lá xanh thẫm nhưng khó hấp thu hơn nguồn sắt từ động vật.
Vitamin A cần thiết cho việc xây dựng và duy trì các mô khỏe mạnh, đặc biệt là mắt, da, xương, biểu mô đường tiêu hóa và hô hấp. Nó cũng có vai trò quan trọng đối với miễn dịch. Vitamin A có trong sữa mẹ, gan, trứng, các sản phẩm sữa. Rau quả có màu vàng, đỏ (cà rốt, khoai nghệ, đu đủ, xoài…) và xanh thẫm có chứa nhiều tiền chất vitamin A khi ăn vào sẽ được chuyển thành vitamin A.
Các vitamin nhóm B cần thiết cho việc chuyển hóa carbs, chất béo và protein thành năng lượng để xây dựng và tái tạo mô của cơ thể. Trong đó acid folic (vitamin B9) quan trọng trong việc tạo máu và nếu thiếu trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến dị tật ống thần kinh cho trẻ. Thực phẩm giàu vitamin B có trong rau xanh thẫm, đậu, đỗ, lạc, ngũ cốc, cá và trứng.
Vitamin C cần thiết cho việc hấp thu sắt từ thức ăn, tham gia tạo mô liên kết và có tác dụng chống oxy hóa. Các loại quả có múi và rau xanh là nguồn vitamin C tốt.
Vitamin D làm tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể. Vitamin D có nhiều trong dầu cá, trứng, sữa và được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Canxi và phospho cần để duy trì hoạt động cơ thể, giúp xương và răng chắc khỏe. Sữa và các chế phẩm là nguồn canxi và phospho tốt.
I-ốt là khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Thiếu i-ốt có thể gây bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. I-ốt có trong hải sản và muối ăn hàng ngày.
TTYT HUYỆN KRÔNG NÔ
Đường dây nóng Trung tâm: 0962.52.18.18
Đường dây nóng Sở Y tế: 0962.32.18.18
Địa chỉ: Thôn Nam Thạnh – Xã Nam Đà – Huyện Krông Nô – Tỉnh Đăk Nông