Đăk Nông ghi nhận ca mắc COVID-19 thứ 259 tại huyện Krông Nô

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tiếp tục ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc COVID-19 tại huyện Krông Nô

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Truyền thông kết hợp khám sàng lọc mắt tại cộng đồng huyện Krông Nô

Ngày 29/6/2022 Trung tâm y tế Krông Nô tổ chức sự kiện truyền thông kết hợp khám sàng lọc phát hiện bệnh về mắt cho  người cao tuổi, người có bệnh lý về mắt trên địa bàn xã Nam Xuân- Krông Nô.

Đây là một trong những hoạt động chăm sóc mắt được tổ chức trên địa bàn huyện Krông Nô năm 2022 cho đối tượng học sinh và người cao tuổi, người có bệnh lí về mắt tại cộng đồng từ nguồn kinh phí của dự án FHF (The Fred Hollows Foundation – một tổ chức phi chính phủ, hoạt động nhân đạo phi lợi nhuận nhằm giúp đỡ thực hiện chương trình phòng ngừa mù lòa tại các nước đang phát triển) tài trợ .

Về dự sự kiện truyền thông có đại diện UBND xã, ngành y tế huyện và hơn 115 người cao tuổi và người có bệnh lí về mắt được tuyên truyền và khám sàng lọc, tư vấn về các bệnh mắt thường gặp như đục thể thủy tinh, glucom,.. và các bệnh lý khác về mắt.

Quang cảnh buổi Truyền thông  kết hợp khám sàng lọc mắt tại cộng đồng huyện Krông Nô

Trung tâm Y tế Krông Nô tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quản lý bệnh nhân mắc Covid-19 tại nhà

Ngày 16/2/2022, Trung tâm y tế Krông Nô tổ chức lớp tập huấn quản lý bệnh nhân mắc COVID-19 tại nhà theo Quyết định số 261/QĐ-BYT ngày 31/1/2022 của Bộ Y tế.

Lớp tập huấn có sự tham gia của các y bác sĩ là Trưởng trạm 12 xã/thị trấn trên địa bàn; các y, bác sĩ công tác tại Trạm y tế; các y, bác sĩ chuyên khoa lâm sàng điều trị tại Trung tâm y tế. Bác sĩ Lê Ái – Phó giám đốc Trung tâm y tế – phụ trách chuyên môn điều trị bệnh nhân mắc COVID -19 chủ trì triển khai buổi tập huấn.

Hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn huyện Krông Nô đang diễn biến phức tạp, ghi nhận nhiều ca mắc trong cộng đồng không rõ nguồn lây nhiễm. Tính đến ngày 16/2/2022 số bệnh nhân MẮC COVID -19 đang quản lí, điều trị tại nhà trên địa bàn huyện Krông Nô 254 trường hợp.  

Khuyến Cáo Về Dinh Dưỡng Tại Nhà Và Khu Cách Ly CHO NGƯỜI MẮC COVID-19

Krông Nô: Hơn 200 người cao tuổi được khám sàng lọc các bệnh về mắt

Nhằm cung cấp các kiến thức nâng cao nhận thức của cộng đồng trong chăm sóc và bảo vệ mắt, phát hiện sớm các bệnh đục Thể thủy tinh ở người già và các bệnh mắt tại cộng đồng .

Ngày 26 -27/9/2022, Trung Tâm Y tế huyện Krông Nô tổ chức đợt khám sàng lọc và truyền thông tư vấn các bệnh về mắt cho 230 người cao tuổi và những người có bệnh lí về mắt tại xã Tân Thành và xã Nâm Nung.

Hình ảnh buổi tư vấn

Trong hoạt động lần này, Trung tâm chủ yếu triển khai 2 hoạt động chính là truyền thông và khám sàng lọc. Người dân đến khám được tuyên truyền, tư vấn, cấp phát tờ rơi hướng dẫn về chăm sóc mắt, bệnh lý võng mạc đái tháo đường, glocom và các bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động khám sàng lọc, các y bác sĩ đã cung cấp thêm các thông tin cụ thể về tình hình mắt của từng người, giới thiệu điều trị đối với các trường hợp bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, mộng thịt, u mi… và các bệnh khác về mắt.                                                                                              

Trần Xinh

Trung tâm y tế huyện Krông Nô tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học”

Nhằm thực hiện tốt phong trào hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021;Trung tâm y tế huyện Krông Nô xây dựng kế hoạch  số 157/KH-TTYT ngày 27/5/2021 v/v triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới  và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học; để thực hiện kế hoạch này, ngày 03/6/2021 Trung tâm y tế (TTYT) huyện Krông Nô đã tổ chức phát động toàn thể cán bộ, nhân viên TTYT tham gia phong trào bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ, nhân viên TTYT tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ mối quan hệ hài hoà và bền vững giữa con người với thiên nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, vừa thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19.

Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 với chủ đề: “Hành động vì thiên nhiên – Trách nhiệm của chúng ta”.

Được sự quan tâm của cấp Đảng Ủy, Ban Giám đốc (TTYT), Lãnh đạo các khoa, phòng đã chỉ đạo quyết liệt đến toàn thể cán bộ viên chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng “Ngày Môi trường thế giới  và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học” các khoa, phòng tổ chức thực hiện. Phân công cụ thể khu vực trồng và chăm sóc cây, dọn vệ sinh cho từng khoa, phòng.

Với sự phối hợp của Công đoàn, Đoàn thanh niên, các khoa, phòng, trạm y tế, Bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn Trung tâm  y tế đã ra quân phát động phong trào thực hiện các nội dung của kế hoạch đã đề ra: (Tổng vệ sinh toàn bộ khoa, phòng, ngoại cảnh, quét dọn, nhặt hết rác, bao bì, chai nhựa, túi ni lon…, thu gom rác thải, các vật dụng không cần thiết; nhổ cỏ dại tại bồn hoa, cây cảnh; Trồng thêm cây xanh, cây hoa tại khu vực ngoại cảnh của TTYT và các Tram y tế).

Bên cạnh đó, với sự quyết tâm, nhiệt tình của từng cán bộ viên chức đã nổ lực hết mình trong việc triển khai tổ chức chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải, trồng cây xanh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Ngày Môi trường thế giới giới  và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, để xây dựng Trung tâm y tế, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp là nhu cầu thiết yếu và liên quan đến sự tồn tại, phát triển của đơn vị mình. Cho nên sau một buổi ra quân làm việc, tất cả các khoa, phòng đã hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Đã trồng được khoảng 25 cây xanh (cây sao, cây bàng lá nhỏ, lây lộc vừng, cây bóng mát,…) và các loại cây hoa khác,….nhặt hết rác thải, túi ni lon, chai nhựa, khẩu trang,… trong khu vực khuôn viên của TTYT, thu gom những vật dụng không cần thiết,….

 Xin cảm ơn sự quan tâm của cấp Ủy đảng, Ban Giám đốc TTYT. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa. Từ đó, các cán bộ viên chức cần tuyên truyền, tổ chức để nâng cao hiểu biết của mọi người về tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích mọi người tổ chức thực hiện hoạt động cải thiện môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường./.

Tin bài: CN. Trần Thị Kim Chi-Trưởng Bộ phận KSNK

Một số hình ảnh

NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO-WORLD TUBERCLOSIS (24/03/2021)

Ngày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.

1603212

     Ngày Thế giới phòng chống lao (24/03) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao, đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.
     Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia thứ 11 trong số 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao, lao kháng thuốc cao trên thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 174.000 bệnh nhân lao và nếu không được chữa trị, mỗi người mắc lao sẽ lây nhiễm cho trung bình từ 10 – 15 người khác.
* Bệnh lao: Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

* Những dấu hiệu của bệnh lao phổi:

1603213

     Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác:
   – Ho ra máu;
   – Sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm;
   – Đau tức ngực;
   – Gầy sút cân.
* Phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng:
– Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao;
– Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
– Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày;
– Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý;

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI TRỤ SỞ LÀM VIỆC

Để đảm bảo chung sống an toàn với dịch bệnh, Bộ Y tế xây dựng và ban hành cuốn “Sổ tay phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới ”. Sau đây là hướng dẫn áp dụng tại trụ sở làm việc bao gồm văn phòng, công sở.I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Trụ sở làm việc được quy định trong hướng dẫn này gồm văn phòng, công sở.
2. Đối tượng áp dụng
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
– Khách đến thăm và làm việc.
– Người quản lý, người sử dụng lao động.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
– Không tới công sở khi đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Đeo khẩu trang khi đi đến trụ sở làm việc và khi ra về.
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
– Hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách tiếp xúc phù hợp ngoài trụ sở làm việc.
– Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
– Kiểm tra thân nhiệt hàng ngày, thông báo kịp thời với cơ sở y tế nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
– Tuân thủ các biện pháp dự phòng cá nhân và các hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại trụ sở làm việc.
2. Trách nhiệm của khách đến thăm và làm việc
– Không được đến trụ sở làm việc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
– Đeo khẩu trang trong suốt quá trình đến thăm và làm việc.
– Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi đến và sau khi ra về.
– Thực hiện giãn cách phù hợp khi đến thăm và làm việc.
– Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
– Thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.
– Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và khai báo y tế theo yêu cầu của trụ sở làm việc. 

image 20200928142907 1

3. Trách nhiệm của người quản lý, người sử dụng lao động
– Tổ chức đo thân nhiệt cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và khách đến thăm và làm việc trước khi vào trụ sở làm việc.
– Thực hiện khai báo y tế đối với khách đến thăm và làm việc nếu thấy cần thiết và các trường hợp người có biểu hiện ho, sốt, khó thở.
– Thực hiện bố trí chỗ ngồi giãn cách phù hợp.
– Đẩy mạnh họp trực tuyến, hạn chế các cuộc họp không cần thiết.
– Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai hình thức làm việc trực tuyến, tại nhà tùy theo tình hình, diễn biến dịch bệnh.
– Vệ sinh, khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường đối với bàn ghế, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng làm việc, phòng họp, khu vệ sinh… tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết.
– Bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, xà phòng tại các khu vệ sinh. 
– Bố trí suất ăn riêng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đảm bảo giãn cách phù hợp khi sử dụng phòng ăn tập thể.
– Bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
– Nghiêm cấm khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
– Phối hợp với các cơ quan y tế và chính quyền sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19. 
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
– Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp dự phòng tại trụ sở.Hữu Quý
(Theo Bộ Y tế)