Trung tâm Y tế Krông Nô khai mạc Hội thi “xanh – sạch – đẹp” năm 2023

Căn cứ Kế hoạch số 135/ KH-TTYT ngày 20/3/2023 của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Krông Nô về việc tổ chức Hội thi “Xanh – Sạch – Đẹp” tại đơn vị năm 2023; Sáng ngày 26/3/2023 Trung tâm Y tế huyện long trong tổ chức lễ khai mạc Hội thi “Xanh – Sạch – Đẹp” đơn vị năm 2023. Hội thi đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của toàn thể công chức, viên chức và người lao động (CC,VC&NLĐ) tại đơn vị.

Đoàn thanh niên Trung tâm Y tế Krông Nô phát động phong trào “xanh – sạch – đẹp” năm 2023

Hội thi xây dựng đơn vị “Xanh – Sạch – Đẹp” gồm có 5 nội dung:

Phần 1: Nội dung “xanh”:  Các khoa phòng bố trí cây xanh phù hợp theo tiêu chuẩn quy định, trang trí, vị trí để phù hợp không gây cản trở đường đi (cây không gây độc, không có gai gốc, thân thiện với môi trường). Tỉ lệ cây xanh đảm bảo > 50% (cây xanh, cây cảnh trở lên so với diện tích giao). Cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng, thường xuyên. Tránh chọn những cây có kích thước quá lớn đặt ở khu vực lối ra vào trong khoa, phòng.

 Phần 2: Nội dung “Sạch”: Hành lang, lối đi, sảnh chờ sạch sẽ, không có nước đọng, không trơn trượt; không có chất thải rơi vãi; đảm bảo thông gió và đủ ánh sáng; trần hành lang, lối đi, sảnh chờ không có rêu mốc, bong tróc; không có dán nhện. Tường, trần nhà, phòng làm việc sạch không có mạng nhện, bụi, bẩn. Nhà vệ sinh: khô, không đọng nước; không trơn trượt; không có vết bẩn; không có rác rơi vãi; không bong tróc, nứt vỡ.

  Phần 3: Nội dung “Đẹp”: Nơi làm việc của (CC,VC&NLĐ) được sắp xếp, bố trí tài liệu, trang thiết bị, bài trí vật dụng, cây xanh,….trong phòng làm việc, góc truyền thông, hành lang, để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa mang tính thẩm mỹ tại nơi làm việc. Sắp xếp đồ đạc, tư trang của người bệnh và người nhà người bệnh gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Nhân viên y tế đeo biển tên và mặc trang phục sạch đẹp theo quy định của cơ quan;

 Phần 4: Nội cảnh: Tại các khu vực vị trí làm việc được phân công cho các khoa, phòng đảm bảo các tiêu chí “Xanh – Sạch – Đẹp”.

 Phần 5: Ngoại cảnh: Tại các khu vực vị trí đã được phân công cho các khoa, phòng đảm bảo các tiêu chí “Xanh – Sạch – Đẹp”.

Thí sinh tham gia hội thi với hai hình thức: Chấm điểm thực tế và phần thi gửi ảnh (poster dưới dạng Slide) kèm thuyết trình. Hội thi dự kiến diễn ra từ ngày 26/3/2023 đến hết tháng 10/2023. Trong đó, thời gian tổ chức chấm điểm thực tế và các khoa phòng chuẩn bị các poster dự thi: Từ ngày 03/4/2023 đến hết ngày 25/10/2023.

Tại buổi lễ, Bác sĩ Trương Hy – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc TTYT – Trưởng Ban tổ chức Hội thi đã phát biểu chỉ đạo, phát động phong trào xây dựng môi trường sống, làm việc “Xanh – Sạch – Đẹp”. Đồng thời kêu gọi toàn thể công chức, viên chức, người lao động của đơn vị cùng đồng lòng, cùng chung tay, đoàn kết để quyết tâm xây dựng Trung tâm y tế huyện Krông Nô “Xanh – Sạch – Đẹp”, góp phần đưa đơn vị ngày một phát triển đi lên, nâng cao sự hài lòng của người dân./.


Tác giả: CN. Trần Thị Kim Chi – TTYT Krông Nô

Bộ Y tế triển khai liên thông dữ liệu Giấy chứng sinh, Giấy báo tử lên Cổng giám định BHYT

Thực hiện triển khai Đề án 06 (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030”), Bộ Y tế hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu Giấy chứng sinh điện tử, Giấy báo tử điện tử qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết nối với hệ thống Phần mềm dịch vụ công liên thông, Bộ Y tế vừa có Công văn số 1165/BYT-KCB ngày 07/3/2023 về việc liên thông dữ liệu Giấy chứng sinh, Giấy báo tử lên Cổng giám định BHYT.

Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Bộ yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương thực hiện liên thông dữ liệu có ký số thông qua Cổng giám định BHYT của BHXH Việt nam để phục vụ Đề án 06, bao gồm: dữ liệu Giấy chứng sinh để phục vụ nhóm dịch vụ công trực tuyến “đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi” và dữ liệu Giấy báo tử để phục vụ dịch vụ công trực tuyến “đăng ký khai tử – xoá đăng ký thường trú – trợ cấp mai táng phí”. Giao nhiệm vụ đến từng cá nhân, đơn vị liên quan, xây dựng quy trình, lập kế hoạch triển khai cụ thể.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh chưa có trong danh mục cơ sở khám chữa bệnh BHYT, đề nghị liên hệ BHXH tỉnh, thành phố để phối hợp đăng ký danh mục trước khi đăng ký tài khoản cập nhật dữ liệu.

 Thời gian nhận dữ liệu liên thông chứng sinh, báo tử tính từ ngày 07/3/2023.

Nguồn: https://syt.daknong.gov.vn/

Lợi ích của việc triển khai đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Trong bối cảnh đất nước hiện nay, khi chúng ta đã chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát phát triển ứng dụng về dân cư, định danh cá nhân và thực hiện điện tử đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; đồng thời xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII là: “đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số”. Đây là một trong những dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay. Phát triển ứng dụng dữ liệu điện tử có ý nghĩa tầm quan trọng rất lớn như:

 – Thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý toàn dân thông qua mã định danh cá nhân.

 – Góp phần khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân giữa các bộ, ngành, địa phương.

 – Tiết kiệm thời gian, công sức, cơ sở vật chất trong xây dựng và vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

 – Tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

 – Góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, sách nhiễu, tiếp xúc với nhân dân, doanh nghiệp, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng trong việc tiếp xúc với nhân dân, doanh nghiệp.

 – Thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỷ thuật số, quản trị thông minh.

 Qua đó dịch vụ hành chính công và dịch vụ công trực tuyến là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật và cũng là dịch vụ hành chính và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các cá nhân, tổ chức trên môi trường mạng, không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến kết hợp, tích hợp, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Hiện nay dịch vụ công trực tuyến đã tập trung triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu và đã triển khai tích hợp các giấy tờ công dân để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, trong đó tích hợp thông tin bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng… từ đó tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch. Do đó khi tổ chức cá nhân tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lĩnh vực cư trú, cấp căn cước công dân nói riêng và các dịch vụ công trực tuyến khác nói chung sẽ nhận được các lợi ích sau:

 – Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng thuận tiện 24/24 giờ trong ngày tại mọi địa điểm kết nối internet.

 – Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ

 – Chủ động các công việc khác của dân

 – Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến, thời hạn giải quyết, trả kết quả hồ sơ

 – Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục hồ sơ

 Để thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục trên dịch vụ công trực tuyến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú cung cấp dịch vụ công mức độ 4 như: đăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký thường trú, tách hộ, điều chỉnh thông tin cư trú trong CSDL về cư trú, khai báo thông tin cư trú đối với người chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xác nhạn thông tin về cư trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện tạo tài khoản các bước như sau:

 Bước 1: Công dân truy cập vào cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an (www.dichvucong.gov.vn; www.dichvucong.bocongan.gov.vn). Đăng nhập tài khoản hoặc tạo tài khoản để thực hiện.

 Bước 2. Tại giao diện cổng dịch vụ công, chọn thủ tục hành chính cần thực hiện.

 Bước 3. Tiến hành điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu, đính kèm các file tài liệu, chọn hình thức nhận kết quả giải quyết.

 Bước 4. Thực hiện thanh toán phí, lệ phí (nếu có)

 Bước 5. Kiểm tra thông tin và thực hiện nộp hồ sơ

 Trên đây là bài tuyên truyền về việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, từ việc xây dựng thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia trên nền tảng khoa học và công nghệ tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử để hình thành công dân số, xã hội số, phù hợp với xu thế chung của nhân loại. Để tạo được thành công nhờ vào sự hưởng ứng của cá nhân, tổ chức đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh/.

Nguồn: https://hatinh.gov.vn/

Dinh dưỡng cho người bệnh máu ác tính gặp tác dụng phụ do truyền hóa chất

Điều trị bệnh máu ác tính bằng hóa trị có thể làm suy yếu các tế bào khỏe mạnh, đặc biệt là tế bào máu mới trong tủy xương khiến người bệnh gặp tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, mất vị giác… Trong bài viết dưới đây, ThS. Phan Kim Dung, Trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW sẽ có những lời khuyên dinh dưỡng nhằm giúp người bệnh hạn chế những tác dụng phụ do truyền hóa chất và nâng cao sức khỏe, thể trạng để tiếp tục điều trị lâu dài.

điều trị bệnh máu ác tính bằng hóa chất

1. CHÁN ĂN/ ĂN KHÔNG NGON MIỆNG

Việc chán ăn, ăn không ngon miệng sẽ khiến người bệnh giảm cân, ốm yếu và mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị bệnh máu ác tính bằng hóa chất. Do đó, người bệnh và người chăm sóc có thể thực hiện theo những lưu ý sau:

  • Người bệnh không nên tự chuẩn bị bữa ăn, nhờ người nhà chuẩn bị cho đa dạng khẩu phần.
  • Chuẩn bị những bữa ăn nhỏ và dễ chế biến.
  • Trang trí đĩa ăn cho ngon miệng và hấp dẫn.
  • Có thể băm nhỏ hoặc xay nhuyễn để dễ ăn và ăn nhanh hơn.
  • Sử dụng bột protein, đạm Whey có thể cho thêm hoa quả, sữa ít béo hoặc chế biến dạng súp để tăng thêm hương vị.

Xem thêmChế độ ăn để khắc phục các tác dụng phụ do truyền hóa chất

2. BUỒN NÔN/ NÔN

Buồn nôn/ nôn là một tác dụng phụ thường gặp của điều trị hóa chất. Việc thay đổi chế độ ăn, đọc sách, nghỉ ngơi, hoặc các hoạt động giải trí như chơi game, xem tivi, đánh cờ… có thể giúp người bệnh quên đi cảm giác buồn nôn. Cách khắc phụ cụ thể như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn từ 6-8 bữa/ngày.
  • Cho bệnh nhân ăn trước giờ điều trị.
  • Tránh các loại thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, chất béo, nồng.
  • Ăn chậm, ăn các miếng nhỏ và các loại thức ăn dễ tiêu hóa.
  • Đánh lừa cảm giác buồn nôn bằng cách vừa ăn vừa kết hợp xem các chương trình giải trí, tiểu phẩm hài.
  • Trước bữa ăn không nên uống nước mà hãy dùng 1-2 giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu chanh lên giấy ăn và hít mùi thơm trong vài phút để quên đi cảm giác buồn nôn.
  • Nhâm nhi 1 chút nước ấm với trà quế, mật ong, hoặc chanh mật ong.

3. ĐAU MIỆNG/ MẤT VỊ GIÁC/ KHÔ MIỆNG

Điều trị hóa chất có thể gây tổn thương tế bào bên trong miệng và họng gây đau do viêm loét, hoặc có thể bị nhiễm trùng. Ăn kiêng và vệ sinh răng miệng giúp giảm nguy cơ bị đau miệng. Triệu chứng này có thể khỏi hoàn toàn sau khi kết thúc điều trị.

  • Bệnh nhân đau miệng, loét miệng: ăn thức ăn nhạt, mềm, ẩm, chế biến thành miếng nhỏ, để nguội ở nhiệt độ phòng. Người bệnh nên tránh thức ăn nhiều gia vị chua, cay.
  • Mất vị giác: Sử dụng các loại kẹo vị cam, vị chanh để ngậm lấy lại vị giác. Chế biến món ăn tạo thêm hương vị (có thể dùng ít thịt chiên, nướng phết các loại gia vị để tìm lại vị giác).
  • Khô miệng: Sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có vị chua ngọt (nước chanh, cam). Chế biến thức ăn mềm, lỏng, thường xuyên nhấp nước cho bệnh nhân để giữ môi ẩm.
  • Thường xuyên cho bệnh nhân súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm trước và sau ăn.

Xem thêmChế độ ăn cho người bệnh máu ác tính

4. RỐI LOẠN TIÊU HÓA: TIÊU CHẢY/ TÁO BÓN

Tiêu chảy và táo bón là một trong những tác dụng phụ hay gặp khi bệnh nhân bệnh máu ác tính được điều trị bằng hóa chất. Dưới tác dụng của hóa chất, các tế bào niêm mạc ruột bị phá hủy, gây giảm/mất khả năng hấp thu dịch và các chất dinh dưỡng, rối loạn bài tiết ruột, rối loạn chuyển động trong đường tiêu hóa.

Đối với bệnh nhân tiêu chảy:

  • Hạn chế tối đa việc sơ chế thực phẩm thớ to, chế biến chưa kỹ hay chứa nhiều chất béo và cay.
  • Hạn chế các thực phẩm như hành, tỏi, bắp cải, ngước có gas sẽ gây đầy hơi chướng bụng.
  • Bù nước điện giải, uống ít nhất một cốc nước sau mỗi lần tiêu lỏng (oresol, trà xanh…).

Đối với bệnh nhân táo bón:

  • Duy trì tăng cường chất xơ, nhiều rau hoặc yến mạch.
  • Không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ.
  • Uống nhiều nước ấm và uống chậm.
https://youtube.com/watch?v=Kxa8tyCa_d8%3Fstart%3D554%26feature%3Doembed

5. TĂNG CÂN KHÔNG MONG MUỐN (DO DÙNG CORTICOID)

Một số loại thuốc hóa chất làm cho cơ thể có xu hướng bị giữ nước, bệnh nhân bồi bổ quá nhiều chất nhưng lại ít hoạt động thể lực cũng dẫn đến trọng lượng cơ thể tăng.

  • Hạn chế lượng muối trong thức ăn (ăn nhạt tương đối khoảng 4g muối/ngày).
  • Giảm bớt lượng thức ăn trong các bữa và chia thành nhiều bữa phụ.
  • Hạn chế ăn thức ăn vặt có lượng calo cao.
  • Giảm bớt chất béo có nguồn gốc động vật, tăng lượng protein thực vật.
  • Tăng các loại rau xanh đậm có lượng protein cao như rau ngót, rau dền, rau muống…
  • Đi bộ đều đặn hàng ngày nếu bác sĩ điều trị đồng ý.

Xem thêm: Tế bào gốc máu dây rốn ứng dụng điều trị bệnh máu ác tính như thế nào?

6. NHIỄM KHUẨN SAU ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT

Nhiễm khuẩn xảy ra khi hệ miễn dịch không thể nhanh chóng tiêu diệt các hoá chất xâm nhập vào cơ thể, đồng thời quá trình điều trị cũng làm yếu hệ miễn dịch. Do vậy các bệnh nhân bệnh máu ác tính thường đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

  • Liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện, nơi bệnh nhân đang được theo dõi điều trị.
  • Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng để phòng nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên lau chùi và khử trùng các bề mặt nơi bệnh nhân hay tiếp xúc.
  • Không nên đến những nơi bị ô nhiễm, tránh tiếp xúc với người bệnh đang mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tổng hợp & thiết kế: Gia Thắng; video: Lâm Tùng

Trung tâm y tế huyện Krông Nô tổ chức phát động phong trào “Vệ sinh tay”, hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng

Thực hiện Kế hoạch số 381/KH-TTYT ngày 07/10/2022 của Trung tâm y tế huyện Krông Nô v/v Phát động phong trào “Vệ sinh tay” hưởng ứng Ngày thế giới rửa tay với xà phòng 15/10. Chiều ngày 13/10/2022, Trung tâm y tế huyện Krông Nô đã tổ chức phát động phong trào “Vệ sinh tay”. Đầu mối phát động phong trào là Bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn, với sự tham gia của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, NVYT tại các khoa lâm sàng (số lượng người tham gia 36 người đạt 90% so với kế hoạch đề ra).

Tại buổi truyền thông phát động phong trào vệ sinh tay nhấn mạnh: -Thông điệp gửi đến NVYT, Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân: “Rửa tay với xà phòng – Cùng hành động vì sức khỏe”;“Chúng tôi đã rửa tay vì bạn, bạn hãy rửa tay vì cộng đồng”. Mục đích “Vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn chính vì vậy hãy nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc vệ sinh tay, phòng ngừa nhiễm khuẩn Bệnh viện và tuân thủ đúng quy định vệ sinh tay”.

Hình ảnh buổi tổ chức phát động

-Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn. 

-Trước tình hình đại dịch Covid-19, Bộ Y tế cũng khuyến cáo thường xuyên rửa tay với xà phòng/dung dịch sửa ray nhanh và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn là biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả giúp hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh. Sau buổi phát động phong trào “vệ sinh tay”, người bệnh được phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe từ đôi bàn tay sạch. Đồng thời hướng dẫn, người bệnh và người nhà thực hiện vệ sinh tay đúng cách. Qua đó họ đã nắm được kiến thức về vệ sinh tay rất có ích giúp phòng bệnh tốt./.

CN. Trần Thị Kim Chi – Phòng Điều dưỡng

9 thực phẩm kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim

PCholesterol cao gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện lượng cholesterol trong máu và sức khỏe tim mạch. Hãy tìm hiểu những loại thực phẩm tốt nhất để giúp giảm cholesterol của bạn.

Ăn gì để kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim? - Ảnh 2.

Cholesterol cao gây hại cho sức khỏe tim mạch

Cholesterol cao gây hậu quả gì?

Cholesterol là một loại chất béo trong máu được cơ thể sản xuất tự nhiên. Nó cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm như trứng, nội tạng, động vật có vỏ…

Cơ thể cần một số cholesterol để hoạt động bình thường. Nhưng khi bạn có mức cholesterol cao trong máu nó sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch. Khi đó mảng bám tích tụ trong thành động mạch, khiến chúng trở nên hẹp hơn, máu khó lưu thông và lâu dần có thể gây đau tim hoặc đột quỵ.

Cholesterol cao không có bất kỳ triệu chứng nào. Chúng ta cần xét nghiệm máu để biết mình có mắc bệnh hay không. Xét nghiệm máu cũng cho biết mức độ cholesterol “tốt” và “xấu” trong máu của bạn.

– Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL): Cholesterol LDL là “cholesterol xấu” bởi vì nếu có quá nhiều, nó sẽ bị mắc kẹt vào thành động mạch của bạn.

– Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL): HDL cholesterol là “cholesterol tốt” vì nó loại bỏ “cholesterol xấu” khỏi mạch máu của bạn.

Triglycerid là dạng chất béo phổ biến nhất trong cơ thể, có chức năng lưu trữ và vận chuyển chất béo trong máu. Bất kỳ năng lượng bổ sung nào từ thức ăn mà cơ thể bạn không cần sẽ được chuyển thành chất béo trung tính.

Cholesterol toàn phần trong máu cao là thước đo tất cả cholesterol và triglyceride trong máu và là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh tim.

Hội Tim mạch học Việt Nam khuyến nghị tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên tiến hành xét nghiệm 4 chỉ số cơ bản của mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerid.

Thực phẩm cải thiện cholesterol

Có một số loại thực phẩm và đồ uống có thể hỗ trợ giúp bạn điều chỉnh lượng cholesterol, giúp giảm mức “cholesterol xấu” và tăng mức “cholesterol tốt”.

Rau và trái cây

Ăn nhiều loại rau và trái cây nhiều màu sắc hàng ngày có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Các loại rau và trái cây có nhiều chất xơ hòa tan giúp giảm sự hấp thụ cholesterol và giảm cholesterol LDL “xấu” trong máu của bạn.

Ăn gì để kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim? - Ảnh 3.
Rau và trái cây có nhiều chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ giảm cholesterol LDL “xấu”.

Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa

Ăn thực phẩm giàu chất béo không bão hòa sẽ làm tăng mức cholesterol HDL “tốt” trong máu, có lợi cho tim. Những thực phẩm chứa chất béo có lợi cho tim bao gồm: Cá nhiều dầu như cá thu, cá mòi và cá hồi; các loại hạt; quả ô liu, quả bơ…

Ăn những thực phẩm này thay vì thực phẩm giàu chất béo bão hòa (như bơ, kem, thịt mỡ) sẽ cải thiện lượng cholesterol của bạn. Nó cũng sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nên hạn chế dừa, dầu cọ và các loại thực phẩm tiện lợi có nhiều chất béo bão hòa và làm tăng cholesterol LDL “xấu”.Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh và đậu lăng là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và protein thực vật tuyệt vời có thể giúp hỗ trợ giảm cholesterol LDL “xấu” trong cơ thể.

Các loại hạt

Các loại hạt chứa chất béo và chất xơ có lợi cho tim mạch giúp hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol. Thường xuyên ăn các loại hạt có thể giúp bạn hỗ trợ giảm mức cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính.

Nên ăn nhiều loại hạt khác nhau là tốt nhất vì chúng chứa nhiều hàm lượng chất béo lành mạnh khác nhau. Nên chọn hạt thô, ít chế biến và chưa thêm gia vị.

Trà xanh

Trà xanh là một nguồn giàu polyphenol chống oxy hóa. Uống trà xanh thường xuyên không chỉ giúp hỗ trợ giảm cholesterol LDL “xấu” mà còn làm tăng cholesterol HDL “tốt”.

Nước ép lựu

Nước ép lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa xơ cứng động mạch, hỗ trợ giảm cholesterol LDL “xấu” và bảo vệ tim.

Ăn gì để kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim? - Ảnh 5.
Nước ép lựu giúp hỗ trợ giảm cholesterol LDL “xấu” và bảo vệ tim.

Yến mạch

Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một trong những cách tốt nhất để giảm cholesterol là ăn bột yến mạch. Bột yến mạch chứa chất xơ hòa tan làm giảm cholesterol xấu LDL. Chất xơ có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu của bạn.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Một số nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm nhẹ lượng cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính. Nên chọn các sản phẩm đậu nành tự nhiên như hạt đậu nành, sữa đậu nành không đường, đậu phụ.

Quả óc chó

Quả óc chó rất giàu vitamin B, vitamin E và omega 3. Ăn quả óc chó có thể làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch và hỗ trợ ngăn ngừa cục máu đông. Hơn nữa, omega-3 cũng giúp làm giảm chất béo trung tính trong máu và bảo vệ tim bằng cách ngăn ngừa sự khởi phát nhịp tim bất thường.

Ăn gì để kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim? - Ảnh 6.
Ăn quả óc chó có thể làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch.

Thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục là những bước đầu tiên để giảm mức cholesterol cao. Tuy nhiên, không có thực phẩm đơn lẻ nào giúp giảm cholesterol, điều quan trọng là chúng ta cần có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Trong đó, ưu tiên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.Theo Sức khỏe & Đời sống

8 thay đổi lối sống giúp ngăn ngừa đột quỵ

Thực hiện một lối sống lành mạnh, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ không chỉ giúp giảm nguy cơ đột quỵ mà còn giúp bảo vệ cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Trong đột qụy, các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc xuất huyết não. Kết quả là, một phần não sẽ chết khi bị thiếu máu (và oxy) mà nó cần.

1. CÓ NHỮNG LOẠI ĐỘT QUỴ NÀO?

Xuất huyết não hay vỡ động mạch não (được gọi là đột quỵ xuất huyết) hoặc các cục máu đông chặn dòng máu đến não (được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ), là những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ.

Cục máu đông nhanh chóng là nguyên nhân gốc rễ của TIA (cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua), đôi khi được gọi là “đột quỵ nhỏ”.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường có tỉ lệ tử vong cao.

Thực hiện lối sống lành mạnh giảm nguy cơ đột quỵ não.

2. PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ BẰNG LỐI SỐNG LÀNH MẠNH

Tiến sĩ Manish Gupta, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Jaypee (Noida- Ấn Độ) cho biết, lối sống lành mạnh không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ mà còn có lợi giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác.

2.1 Ăn uống lành mạnh

Ngoài việc giữ cho thân hình đẹp, khỏe mạnh, có thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh sẽ giúp bảo vệ cơ thể theo nhiều cách.

Ví dụ, tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều chất xơ và đồ tươi sống, hạn chế muối, chất béo… có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.

2.2 Tiếp tục vận động

Tập thể dục giúp giải tỏa stress, căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ, giảm lượng cholesterol xấu, tăng tuần hoàn máu; làm giảm các yếu tố nguy cơ như béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch… Do đó, làm giảm nguy cơ đột quỵ não và khiến bạn cảm thấy khỏe và đẹp hơn.

Hãy chọn bất kỳ hoạt động thể chất nào, nhưng nhớ tập phải đều đặn hằng ngày.

2.3 Tránh hút thuốc

Khả năng bạn bị đột quỵ não gây tử vong sẽ tăng lên khi bạn hút thuốc nhiều hơn.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Với những bệnh nhân đã có xơ vữa động mạch, thuốc lá sẽ thúc đẩy quá trình này mạnh mẽ hơn… Đây là yếu tố nguy cơthúc đẩy bệnh đột quỵ

2.4 Duy trì kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao có thể làm hỏng động mạch. Điều này do áp lực dòng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương tim, làm hỏng thành mạch máu, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và tạo điều kiện hình thành cục máu đông trong mạch máu não. Đây là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Do đó, cần kiểm soát huyết áp như: Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên; duy trì cân nặng hợp lý; thể dục thường xuyên; có chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, giảm muối, hạn chế uống rượu và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ…

2.5 Hạn chế uống rượu

Bạn nên tiết chế việc sử dụng rượu vì rượu làm tăng huyết áp, góp phần đáng kể vào đột quỵ. Ngoài ra, nồng độ cồn cao có thể nhanh chóng làm tăng huyết áp lên mức cao hơn.

2.6 Kiểm soát cholesterol

Những người có cholesterol cao dễ bị đột quỵ vì lượng cholesterol dư thừa có thể đi đến các động mạch của cơ thể, khiến động mạch bị thu hẹp và tăng nguy cơ đột quỵ.

Thực hiện lối sống lành mạnh có thể làm giảm cholesterol giúp ngăn ngừa đột quỵ.

2.7 Quản lý tốt bệnh tiểu đường

Lượng đường cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol cao và béo phì… là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

Do đó, cần kiểm tra theo dõi đường máu thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ và thực hiện lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh.

2.8 Tránh căng thẳng, stress

Stress hay căng thẳng là phản ứng có lợi của cơ thể, để bảo vệ với những kích ứng nào đó. Tuy nhiên căng thẳng mãn tính, stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Stress cũng có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ như huyết áp cao, cholesterol cao, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim… Tất cả những điều này là yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ.

Vì vậy, hãy kiểm soát tốt căng thẳng, stress nếu chúng xảy ra. Đối với những người bị trầm cảm, cần trao đổi với bác sĩ để được ứng phó thích hợp.

Theo https://suckhoedoisong.vn/

6 biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Việt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh thông qua giám sát dịch tễ. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, ngay từ trước đó, Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
  3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
  4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
  5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
  6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh.

Theo hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ do Bộ Y tế ban hành, bệnh đậu mùa khi (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khi được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khi. Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh Đậu mùa khi ở người trở thành bệnh lưu – hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Ngoài ra, cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng trường hợp bệnh tại các quốc gia khu vực Tây, Trung Phi.

Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương đồng như bệnh đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Theo Bộ Y tế

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho người tăng huyết áp

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho người tăng huyết áp

Ngày đăng :04-11-2022Chia sẻ 

Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp của những người mắc các bệnh máu. Tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Ngoài chế độ ăn cho người bệnh máu theo từng nhóm bệnh, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn và luyện tập cũng như một số thói quen khi bị tăng huyết áp.

NGUYÊN NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

  • Tăng huyết áp vô căn
  • Tăng huyết áp thứ phát do các bệnh lý: bệnh thận (viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận…), bệnh lý nội tiết (suy giáp, cường giáp, bệnh van tim…)
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc hay gặp ở những thuốc điều trị bệnh máu như thuốc chứa thành phần corticoid, thuốc dị ứng, kháng viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch
  • Tăng huyết áp thai kỳ

Người bệnh thường có các triệu chứng: mặt đỏ bừng, chóng mặt, hoa mắt, thở nông, chảy máu mũi, đau đầu, ù tai, mất thăng bằng, mắt nhìn mờ, mất ngủ.

BIẾN CHỨNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP

  • Nhồi máu cơ tim
  • Phình động mạch
  • Suy tim
  • Tổn thương thận
  • Mất thị lực
  • Hội chứng chuyển hoá
  • Rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP

Thực phẩm cho người tăng huyết áp

NênKhông nên
Ăn nhạt (lượng muối dưới 5g/ngày), giảm lượng muối trong khẩu phần ănĂn tăng cường rau xanhUống nhiều nước, lượng nước khuyến nghị là 40ml/kg cân nặng/ngày, trường hợp cao tuổi hơn thì cần 30 – 35ml/kg cân nặng/ngàyUống các loại thảo mộc hỗ trợ hạ huyết áp: trà xanh, trà quế, trà hoa dâm bụt, quả sơn tra (táo mèo), trà khổ qua ( mướp đắng), tâm sen, trà hoa cúc, gạo lứt rang, trà hoa hòeĂn nhiều muối, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn như giò chả, thịt hun khói, dưa cà muối… khiến cơ thể giữ nướcĂn nhiều đường dễ tăng cân, béo phì gây cao huyết ápĂn đồ chế biến nhiều dầu mỡ, thịt mỡ và nội tạng động vật, nước ninh xươngĂn các thực phẩm chứa nhiều đườngUống rượu, bia, cà phê, nước có gas và các chất kích thích (nguyên nhân: tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại và huyết áp tăng cao)

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP

Người có bệnh lý tăng huyết áp tập các môn theo sở thích và phù hợp sức khỏe như: thể dục nhịp điệu, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… giúp giữ cân nặng ở mức ổn định và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Nên duy trì tập với thời gian ≥ 30 phút/lần tập/ngày và nên tập 5 – 7 ngày/tuần. Cần kiểm tra huyết áp và nhịp tim trước và sau khi tập, để có thể điều chỉnh cường độ tập cho phù hợp.

CÁC THÓI QUEN TỐT NÊN DUY TRÌ

  • Cần duy trì cân nặng lý tưởng và chỉ số khối cơ thể (BMI) trong giới hạn cho phép. Chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn càng cao, khả năng béo phì, mắc bệnh cao huyết áp càng lớn.
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp và ghi chép nhật ký, đặc biệt nếu trên 40 tuổi, bị thừa cân, ít vận động hoặc có tiền sử gia đình có người mắc các bệnh tim hoặc huyết áp cao.
  • Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo khi huyết áp quá cao: Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này không có triệu chứng, nhưng cũng có thể có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như bị ù tai, chóng mặt, nhức đầu, chảy máu cam, ngứa ran hoặc tê ở bàn tay và bàn chân, buồn ngủ hoặc lú lẫn.
  • Không hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch máu và cao huyết áp
  • Thư giãn bằng nhiều cách như nghe nhạc, tập yoga , tập thiền , ngủ đủ giấc, lên kế hoạch, phân bổ thời gian thực hiện các hoạt động hàng ngày hợp lý
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đối với những người được chẩn đoán đã bị huyết áp cao, mục tiêu là giữ huyết áp dưới 140/90 mmHg. (Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, mục tiêu có thể là 130/80 mmHg.)

Khoa Dinh dưỡng và tiết chế

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Trạm y tế xã Buôn Choah – Huyện Krông Nô triển khai chiến dịch tiêm/uống bổ sung vắc xin bại liệt vòng 2 năm 2022

Thực hiện Kế hoạch số 180 /KH- TTYT ngày 07/10/2022 của Trung Tâm Y tế huyện Krông Nô về Triển khai chiến dịch tiêm/uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV), trên địa bàn huyện Krông Nô vòng 2 năm 2022. Ngày 11/10/2022 trạm y tế xã Buôn Choah tổ chức chiến dịch tiêm/uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) cho trẻ em từ 1-5 tuổi trên địa bàn.

Để triển khai chiến dịch hiệu quả, Trạm Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và ban giám hiệu các trường mầm non trên địa bàn xã, xây dựng kế hoạch chi tiết, phân bổ nhân lực, vật lực cần thiết, bố trí thời gian, địa điểm hợp lý, đúng quy định. Hơn 100 trẻ em từ 1- 5 tuổi đang có mặt tại địa phương, đủ kiều kiện sức khỏe  đã được uống bổ sung vắc xin bOPV. Chiến dịch tiêm/uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) trên địa bàn góp phần tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bại liệt, sởi, rubella trong cộng đồng./.