Tác hại của việc bó thuốc nam

Ngày 11/7/2023, Trung tâm y tế (TTYT) huyện Krông Nô tiếp nhận trường hợp bệnh nhân L.V.B. 57 tuổi, thường trú tại thôn Nam Ninh-xã Nâm Nia-huyện Krông Nô. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị gãy hở xương bàn 2 tay trái, vết thương phức tạp. Được biết, sau khi xảy ra chấn thương, bệnh nhân ở nhà tự điều trị bó thuốc nam, sau 05 ngày không thấy đỡ nên mới nhập viện điều trị.

Vết thương của bệnh nhân L.V.B. 57 tuổi, thường trú tại thôn Nam Ninh-xã Nâm Nia-huyện Krông Nô

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chuẩn đoán: bệnh nhân gãy hở xương bàn 2 bàn tay trái, vết thương phức tạp mu bàn tay trái nhiễm trùng, da quanh vết thương chết khoảng 2x3cm, đứt gân duỗi ngón 2 tay trái, thối gân, quang vết thương nhiễm trùng, mu bàn tay sưng đau. Hiện bệnh nhân đang điều trị tích cực tại khoa Ngoại Tổng Hợp – TTTY huyện Krông Nô. Các bác sĩ cho biết, qua giai đoạn nhiễm trùng mới có thể xử lý phẩu thuật nối gân, xương gãy. Tuy nhiên do thời gian đã khá lâu, vết thương phức tạp sẽ để lại di chứng nặng nề, kéo dài thời gian điều trị.

Qua trường hợp bệnh nhân L.V.B, các bác sĩ mong muốn bệnh nhân khi bị vết thương, gãy xương,… nên đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn xử lý kịp thời, không nên tự ý điều trị, bó thuốc nam gây nhiễm trùng và những biến chứng đáng tiếc./.

Nguồn: https://syt.daknong.gov.vn/

TRẠM Y TẾ PHỐI HỢP VỚI UBND THỊ TRẤN ĐẮK MÂM TẬP HUẤN NỘI DUNG CẢI THIỆN DINH DƯỠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021- 2025.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025. Ngày 7/7/2023, Trạm Y tế phối hợp với thị trấn Đăk Mâm đã tổ chức chương trình tập huấn cải thiện dinh dưỡng cho cán bộ các thôn, bon, tổ dân phố, phụ huynh, trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo,mới thoát nghèo tại các tổ dân phố và thôn Đắk Hà, thôn Đắk Vượng.

Đến dự buổi phát biểu tập huấn có đồng chí Nguyễn Hoàng Khôi-Phó bí thư Đảng ủy-Chủ tịch UBND thị trấn. Cùng toàn các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn thị trấn.

ĐC Nguyễn Hoàng Khôi
CN điều dưỡng Sản Phụ khoa Trần Thị Hằng

Hướng dẫn công tác tập huấn do CN điều dưỡng Sản Phụ khoa Trần Thị Hằng-Phụ trách công tác dinh dưỡng đã chuyển tải các nội dung: Tiêu chuẩn tiếp nhận trẻ suy dinh dưỡng điều trị ngoại trú; đánh giá tình trạng dinh dưỡng và dinh dưỡng học đường; tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ… dấu hiệu phát hiện trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không…Thông qua lớp tập huấn góp phần hoàn thiện và nâng cao nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình dinh dưỡng tại địa phương, Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả nội dung cải thiện dinh dưỡng thuộc Tiểu dự án 2 – Dự án 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.

Mặt khác Qua lớp tập huấn, học viên được trang bị, tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành các nội dung hoạt động: Thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng cho đối tượng có nguy cơ; Truyền thông, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng; Đánh giá, giám sát các chỉ số hoạt động cải thiện dinh dưỡng và thực hiện các chế độ thông tin báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ, để về triển khai tại địa phương nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo./.

Tin bài: Trần Thị Hằng Trạm Y tế thị trấn Đăk Mâm

24 hình thức lừa đảo diễn ra trên không gian mạng Việt Nam

Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Zalo

Trong đó, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam:

Lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”.

Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.

Lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao.

Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.

Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.

Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.

Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,…

Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.

Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.

Lừa đảo tuyển CTV online.Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.

Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.

Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.

Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.

Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.

Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.

Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.

Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.

Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,…

Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.

Lừa đảo cho số đánh đề.

Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được kẻ lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm: Người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ lừa đảo thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.

Xem chi tiết Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến tại đây: Cam nang nhan dien va phong tranh LDTT.pdf

Nguồn: https://khonggianmang.vn/

Chương trình ‘Trái tim cho em’ đến với trẻ em tỉnh Đăk Nông

Chương trình khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh của chương trình “Trái tim cho em” sẽ tới với trẻ em tỉnh Đắk Nông trong 2 ngày 15, 16/7/2023 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông (ngày 15/7: từ 7h30-16h30, ngày 16/7: từ 7h30- 11h30).

Zalo
Thời gian và địa điểm khám

“Trái tim cho em” là chương trình hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho trẻ em nghèo dưới 16 tuôi tại Việt Nam, hỗ trợ nâng cao năng lực y tế, tổ chức các hoạt động khám tâm soát bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em. Chương trình được sáng lập và điều hành bởi Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) và Quỹ Tấm lòng Việt – Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2008 đến nay.

Trải qua hành trình 15 năm, chương trình đã hỗ trợ chi phí phẫu thuật cho 6.500 bệnh nhân, tổ chức 88 chương trình khám sàng lọc miễn phí nhàm phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh cho gần 150.000 trẻ em ở các vùng, miền còn khó khăn của đất nước. Với kinh phí mổ trung bình mỗi ca lên tới 40 triệu đồng, việc có con mắc bệnh tim bẩm sinh thực sự là một gánh nặng và không phải gia đình nào cũng có thể trang trải. Vì vậy, chương trình được triển khai với nguồn kinh phí tài trợ từ Viettel (cam kết tài trợ 5 tỷ đồng/1 năm) và nguồn xã hội hóa sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí mổ cho các em nhỏ bị tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là lần thứ 2 chương trình “Trái tim cho em” đến với trẻ em tỉnh Đắk Nông. Chương trình lần này được Viettel Đắk Nông, Quỹ Tấm lòng Việt thực hiện với sự đồng hành của các bác sỹ bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Sau khi khám sàng lọc, các trường hợp có chỉ định can thiệp/phẫu thuật và hoàn cảnh khó khăn sẽ được chương trình Trái tim cho em hướng dẫn làm hồ sơ để được điều trị hoàn toàn miễn phí. Trước đó, trong tháng 5/2023, chương trình đã tổ chức khám cho hơn 800 em nhỏ tại Bình Thuận.

Để được thăm khám và tư vấn điều trị sớm bệnh tim bẩm sinh, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo bệnh nhi đã được các bác sỹ tại các cơ sở y tế phát hiện/ nghi vấn mắc tim bẩm sinh hoặc có các triệu chứng, biểu hiện như: Hay bị ho, khò khè tái đi tái lại nhiều lần; Thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào); Trẻ hay bị sưng phổi, viêm phế quản; Trẻ có biểu hiện bú chậm (kéo dài >30 phút) hoặc không thể chấm dứt bữa bú; Thở nhanh, hay toát mồ hôi, đặc biệt sau các bữa bú; Trẻ chậm lớn, da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi, thường rất dễ mệt; Môi, lưỡi, đầu ngón tay tím xanh; Hụt hơi khi gắng sức nên tham gia khám sàng lọc để xác định bệnh lý. Trường hợp phát hiện bệnh và có gia cảnh phù hợp với tiêu chí chương trình “Trái tim cho em” đặt ra sẽ được điều trị hoàn toàn miễn phí.

Với hệ thống hơn 1.000 cửa hàng Viettel trên toàn quốc, là điểm tiếp nhận hồ sơ xin trợ giúp của chương trình, nhân viên tư vấn của Viettel trên địa bàn sẽ hướng dẫn các gia đình thủ tục thực hiện, từ đó rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí đi lại cho các gia đình.

Đường dây nóng của chương trình: 024 62 969 969.

_ Fanpage: https://www.facebook.com/traitimchoem.vn .

Cách thức ủng hộ cho chương trình Trái tim cho em

ủng hộ trực tiếp: Quỹ Tấm lòng Việt – Đài TH Việt Nam, 43 Nguyễn Chí Thanh, • Ba Đình, Hà Nội.

Chuyển khoản:

+ Tên Tài khoản: Quỹ Tấm lòng Việt

+ Số Tài khoản: 1200 0005 8888 – Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.

Trung tâm y tế huyện Krông Nô tổ chức Hội thi Điều dưỡng – Hộ sinh ứng xử hay, tay nghề giỏi năm 2023

Ngày 30/5/2023, Trung tâm y tế huyện Krông Nô ban hành Kế hoạch số 377/KH-TTYT về việc tổ chức Hội thi Điều dưỡng, Hộ sinh ứng xử hay, tay nghề giỏi. Trong hai ngày, 28-29/6/2023, Trung tâm y tế tổ chức Hội thi Điều dưỡng – Hộ sinh ứng xử hay, tay nghề giỏi năm 2023. Hội thi đã thu hút 54 thí sinh được tuyển chọn từ các khoa, phòng, Trạm Y tế tham dự.

 Hình ảnh tập thể các thi sinh tham gia Hội thi

Các thi sinh đạt giải trong Hội thi

Hội thi gồm 2 phần thi:

– Phần 1: Thi lý thuyết (hình thức câu hỏi trắc nghiệm).

– Phần 2: Kiểm tra tay nghề: Phần thi thực hành + Giao tiếp ứng xử thi thực tế trên bệnh nhân tại các khoa lâm sàng của Trung tâm y tế Krông Nô;

Kết thúc Hội thi Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho các thi sinh xuất sắc đạt giải (cơ cấu giải thưởng chia làm 2 hệ: điều trị tại TTYT huyện và hệ dự phòng, Trạm Y Tế xã) như sau:

– Giải Nhất gồm có 2 thí sinh: Nguyễn Thị Huệ (khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản) và Bùi Thị Mỹ Trinh (Khoa dân số & phát triển).

– Giải Nhì có: Nguyễn Thị Chung (khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản) và Nguyễn Thùy Linh (Trạm Y tế xã Đăk Drô).

– Giải Ba: Nguyễn Thị Phú (khoa Cấp cứu – Nội -Nhi-Nhiễm) và Lê Thị Thu Sương (Trạm Y tế xã Đăk Nang).

– Giải Nhất thực hành có Nguyễn Thị Phú (khoa Cấp cứu – Nội -Nhi-Nhiễm) và Nguyễn Thị Nhản (Khoa YTCC- DD-ATVSTP) .

– Giải Nhất lý thuyết: Thí sinh Bùi Thị Mỹ Trinh (Khoa dân số & phát triển)

Trải qua 2 phần thi, các thí sinh được củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng tay nghề và kỹ năng giao tiếp ứng xử, rèn luyện y đức; có kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống trong thực tiễn chăm sóc người bệnh; đồng thời hiểu được tâm lý người bệnh, biết cách chia sẻ, an ủi, động viên người bệnh góp phần thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ của người điều dưỡng, hộ sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh./.

Nguồn: https://syt.daknong.gov.vn/

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ VÀ KÍCH HOẠT TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ

Tài khoản định danh điện tử được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia. Sắp tới, việc tạo lập tài khoản định danh điện tử là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện các thủ tục hành chính. Dưới đây là hướng dẫn cách đăng ký tài khoản định danh điện tử đơn giản nhất.

1. Tài khoản định danh điện tử là gì?

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 2, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm: Tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

2. Các mức độ của tài khoản định danh điện tử

Hiện nay, theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg, tài khoản định danh điện tử bao gồm 2 mức độ như sau:

Mức độ 01:

Là tài khoản được tạo trong trường hợp:

·         Thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

·         Thông tin của người nước ngoài được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh (trừ ảnh chân dung và vân tay).

Mức độ 02:

Tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. 

3. Điều kiện để đăng ký tài khoản định danh điện tử

Điều 6, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định, điều kiện để công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:

  1. Cá nhân đủ 14 tuổi trở lên: Đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử.
  2. Cá nhân chưa đủ 14 tuổi: Đăng ký theo tài khoản định danh của cha mẹ hoặc người giám hộ.
  3. Người được giám hộ khác: Đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ. 

Khi đăng ký tài khoản, cá nhân cần khai báo đầy đủ các thông tin như sau:

·         Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

·         Họ và tên

·         Ngày tháng năm sinh

·         Giới tính

·         Quốc tịch (Đối với người nước ngoài)

·         Số điện thoại, email

Đối với người chưa đủ 14 tuổi, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì bổ sung thêm thông tin về số định danh cá nhân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. 

·         Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch (người nước ngoài).

4. Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản định danh điện tử

Sau đây là hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử theo 2 mức độ, áp dụng trên ứng dụng định danh điện tử – VNeID và đăng ký trực tiếp tại Cơ quan công an. Cụ thể:

Thông tin về ứng dụng VNeID

VNeID là ứng dụng do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử.

Ứng dụng định danh điện tử – VNeID có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ tùy thân truyền thống, định danh công dân trên môi trường kỹ thuật số, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số và xã hội số.

4.1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 trên ứng dụng VNeID

Bước 1: Tải app VNeID về thiết bị di động

Tải app VNeID về thiết bị dùng hệ điều hành iOS tương thích:

·         iPhone: Yêu cầu iOS 13.0 trở lên.

·         iPad: Yêu cầu iPadOS 13.0 trở lên.

·         iPod touch: Yêu cầu iOS 13.0 trở lên.

·         Máy Mac: Yêu cầu macOS 11.0 trở lên và máy Mac có chip Apple M1 trở lên.

Bạn truy cập vào ứng dụng AppStore để tải app về miễn phí

anh tin bai

Hướng dẫn tải app VNeID trên App Store

Tải app VNeID trên ứng dụng App Store

Đối với thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android, bạn có thể tải app VNeID trên ứng dụng Google Play hoặc CH Play.

anh tin bai

App VNeID trên ứng dụng Google Play

Bước 2: Đăng ký tài khoản định danh điện tử

Bạn mở ứng dụng VNeID đã được cài đặt trên thiết bị di động, sau đó chọn mục “Đăng ký” (1) ở góc phải phía dưới màn hình.

anh tin bai

Hướng dẫn đăng ký tài khoản VNeID

Sau đó, thực hiện nhập các thông tin đăng ký để tiếp tục (2) bao gồm:

– Số định danh cá nhân: là số thẻ căn cước công dân gắn chip hoặc bạn có thể tham khảo cách tra cứu mã định danh cá nhân Tại đây

– Số điện thoại: sẽ dùng để nhận thông tin đăng ký và mã OTP xác thực.

Sau khi điền thông tin đăng ký bạn nhấn chọn “Đăng ký” để hoàn tất

Bước 3: Quét mã QR và kiểm tra lại thông tin

anh tin bai

Quét mã QR trên thẻ căn cước công dân

Hệ thống gửi yêu cầu truy cập camera và quét mã QR trên thẻ căn cước công dân (1) của bạn.

Sau khi quét CCCD, hệ thống sẽ hiển thị các thông tin đăng ký tài khoản (2) bao gồm: Số định danh cá nhân, SĐT, Họ và tên, Giới tính, Ngày tháng năm sinh, Nơi thường trú, Địa chỉ hiện tại (Số nhà, phố, tổ dân phố…)

Bạn hãy xác nhận lại thông tin, sau đó tích chọn (3) vào mục “tôi đồng ý với điều khoản sử dụng ứng dụng và dịch vụ” sau đó nhấn “Đăng ký”.

Bước 4: Nhập mã OTP để thiết lập mật khẩu

Sau khi kiểm tra chính xác thông tin và đăng ký, hệ thống sẽ gửi mã OTP qua tin nhắn SMS trên điện thoại (đã đăng ký ở trên) để kích hoạt đăng ký thành công. Nhập mã xác thực vào app để thiết lập mật khẩu.

anh tin bai

Thiết lập mật khẩu tài khoản VNeID

Nhập mã xác thực OTP và thiết lập mật khẩu.

Lưu ý: Mật khẩu đăng nhập app định danh điện tử VNeID phải từ 8 – 20 ký tự, bao gồm cả số, chữ Hoa, chữ thường và có ít nhất 1 ký tự đặc biệt. Ví dụ: BHXHdientueBH@2022

Bước 5: Đăng ký tài khoản định danh điện tử

Đăng nhập bằng mật khẩu vừa nhập, chọn “Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1 (thực hiện trực tuyến)”.

anh tin bai

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1

Danh sách dịch vụ tài khoản mức 1

·         Cập nhật thông tin Phòng chống dịch bệnh (ví dụ: Phòng chống Covid)

·         Tích hợp thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Dân cư

·         Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia

·         Cập nhật các tin tức, bài viết và các thông báo mới nhất từ Bộ Công An

·         Dùng thanh toán hóa đơn

Các bước đăng ký tài khoản mức 1 gồm:

  1. Đọc thông tin từ chip của thẻ căn cước công dân
  2. Chụp ảnh chân dung cá nhân đăng ký
  3. Hoàn thiện thông tin đăng ký và gửi hồ sơ

Bước 6: Sử dụng tính năng NFC

Sau khi đọc hướng dẫn các bước “Đăng ký tài khoản mức 1” (1). Bạn nhấn chọn “Bắt đầu”.để sử dụng tính năng NFC (2).

Giải thích thuật ngữ: NFC là tên viết tắt 3 chữ cái đầu của cụm từ tiếng anh Near-Field Communications, dịch ra là công nghệ kết nối trường gần, cho phép giao tiếp tầm ngắn giữa các thiết bị tương thích với nhau. NFC cần ít nhất một thiết bị truyền (Ví dụ: thẻ CCCD gắn chip điện tử) và một thiết bị khác để nhận tín hiệu (Ví dụ: điện thoại di động).

anh tin bai

Hướng dẫn đăng ký tài khoản Mức 1

Lưu ý khi sử dụng NFC:

·         Bật tính năng NFC trong phần cài đặt của điện thoại (thiết bị nhận tín hiệu).

·         Xác định vị trí đặt thẻ CCCD gắn chíp.

Cụ thể: Đặt phần chip trên thẻ căn cước tại vị trí chính giữa phía trên của mặt sau khu vực gần Camera của điện thoại. Khi ứng dụng thông báo đang đọc thông tin từ chíp bạn cần giữ nguyên thẻ CCCD và điện thoại cho tới khi có thông báo đọc thông tin thành công.

Nếu đã thực hiện theo như hướng dẫn mà ứng dụng không hiển thị thông báo đang đọc thông tin thì bạn cần di chuyển chận thẻ CCCD từ trên xuống dưới dọc theo chiều dài của thiết bị điện thoại.

Bạn nhấn chọn “tôi đã hiểu” để sử dụng tính năng NFC

4.2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Bao gồm các dịch vụ tài khoản mức 1 và kèm theo:

·         Tích hợp thông tin thẻ CCCD gắn chip từ hệ thống CCCD Quốc gia

·         Tích hợp thông tin các giấy tờ tùy thân và thông tin người phụ thuộc và nhóm thông tin các Bộ, Ngành.

·         Dịch vụ an sinh xã hội

·         Chia sẻ thông tin đã được định danh điện tử

Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, cần đến trực tiếp cơ quan Công an khi đã có căn cước công dân gắn chip, hoặc làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Thông báo với Cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Khai báo thông tin đăng ký bao gồm: Số điện thoại, Email. Nếu có nhu cầu tích hợp thông tin về người phụ thuộc vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử thì có thể cung cấp thêm thông tin. 

Ngoài ra, nếu muốn tích hợp thông tin về: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, BHXH, BHYT trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia. Công dân lưu ý mang các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Bước 2: Công dân làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm các thông tin nhân thân cùng thông tin sinh trắc. 

Bước 3: Cán bộ xử lý hồ sơ cấp/đổi/cấp lại CCCD gắn chip theo quy trình.

Bước 4:Công dân thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin và ký xác nhận trên phiếu đăng ký, phiếu thu nhận thông tin CCCD. 

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ: Báo cáo chi tiết về việc sử dụng fluoroquinolon ở trẻ em

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra một báo cáo lâm sàng cập nhật về việc sử dụng fluoroquinolon ở trẻ em, làm rõ dữ liệu từ báo cáo công bố năm 2011 và nêu rõ các chỉ định, phản ứng có hại và thông tin kê đơn thực tế liên quan đến bác sĩ nhi khoa. 

“Sử dụng Fluoroquinolon toàn thân và tại chỗ” (The Use of Systemic and Topical Fluoroquinolones), từ Ủy ban AAP về các bệnh truyền nhiễm (http://bit.ly/2e9Pz9J) và đã được xuất bản trong số tháng 11 của tạp chí Nhi khoa. 

Fluoroquinolon là nhóm kháng sinh được sử dụng tại chỗ hoặc toàn thân để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Các fluoroquinolon được kê đơn phổ biến nhất đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt bao gồm:

– ciprofloxacin, có phổ rộng trên Gram âm; 

– levofloxacin, có phổ trên Gram dương, Gram âm, mycobacteria và vi khuẩn không điển hình;   

– moxifloxacin, có phổ trên vi khuẩn Gram dương, Gram, kỵ khí và mycobacteria. 

Mặc dù có phổ tác dụng rộng, fluoroquinolon thường không được kê đơn cho trẻ em. 

Dưới đây là những chỉ định hiện tại của fluoroquinolon được FDA chấp thuận ở trẻ em, thông tin cập nhật liên quan đến tính an toàn và hiệu quả, các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em mà fluoroquinolon có thể được cân nhắc sử dụng. 

Fluoroquinolon bị hạn chế sử dụng ở trẻ em do những lo ngại về sự an toàn. Nếu không có lựa chọn thay thế, đây vẫn là nhóm kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.

Các chỉ định của ciprofloxacin toàn thân được FDA chấp thuận sử dụng cho trẻ em bao gồm bệnh than qua đường hô hấp, bệnh dịch hạch, nhiễm khuẩn đường tiết niệu phức tạp và viêm bể thận. Levofloxacin được FDA chấp thuận cho bệnh than và bệnh dịch hạch ở trẻ em. 

Việc hạn chế sử dụng ở trẻ em là do lo ngại về phản ứng có hại, chủ yếu dựa trên dự liệu độc tính được quan sát thấy trong các nghiên cứu trên động vật liên quan đến chó con khi sử dụng quinolon. Độc tính trên khớp dẫn đến tổn thương sụn đã được quan sát thấy ở động vật non, gây ra lo ngại về độc tính tương tự ở trẻ em. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu nhi khoa đã không chứng minh được sự gia tăng các phản ứng có hại lâu dài trên cơ xương khớp của fluoroquinolon so với các loại kháng sinh khác, mặc dù đã quan sát thấy sự gia tăng bệnh khớp ngắn hạn tự khỏi sau khi ngừng thuốc. Đứt gân Achilles, một biến chứng hiếm gặp liên quan đến việc sử dụng fluoroquinolon ở người lớn mắc bệnh mãn tính, chưa được báo cáo ở trẻ em. 

Do các báo cáo sau khi đưa ra thị trường về phản ứng có hại của fluoroquinolon liên quan đến gân, cơ, khớp và các biến cố ở hệ thần kinh trung ương, FDA đã đưa ra cảnh báo đặc biệt (boxed warning) sửa đổi đối với fluoroquinolon toàn thân vào tháng 7 năm 2016. Cảnh báo cập nhật khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh fluoroquinolon thường quy trong một số bệnh nhiễm trùng không biến chứng, ví dụ: viêm xoang cấp tính, viêm phế quản cấp tính (không nên điều trị bằng kháng sinh nói chung) hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng, do nguy cơ phản ứng có hại gây tàn tật. 

Fluoroquinolon cũng có liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc và tiêu chảy do Clostridium difficile. Lợi ích của fluoroquinolon (ví dụ: phổ tác dụng rộng và sinh khả dụng đường uống cao) và nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn tiềm tàng phải được xem xét tại thời điểm kê đơn. 

Các chỉ định lâm sàng của fluoroquinolon có thể được xem xét ở trẻ em

Fluoroquinolon không được chỉ định là liệu pháp toàn thân đầu tay ở trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp không có lựa chọn thay thế hợp lý do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc khi thuốc kháng sinh đường uống được coi là tối ưu, fluoroquinolon có thể được xem xét. 

Việc sử dụng levofloxacin có thể được xem xét để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới khi tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến không thể sử dụng liệu pháp tiêu chuẩn như amoxicillin hoặc khi có liên quan đến vi khuẩn đa kháng thuốc. 

Khi không có sẵn kháng sinh thay thế phù hợp với sự đề kháng của vi khuẩn hoặc các lựa chọn về công thức, có thể chọn ciprofloxacin trong trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa do Salmonella hoặc Shigella. 

Tuy nhiên, do sự gia tăng kháng fluoroquinolon ở các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nên xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh. 

Việc sử dụng fluoroquinolon để điều trị đầu tay các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng hoặc viêm bể thận do vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc được chỉ định ở trẻ em trên 1 tuổi nếu không thể sử dụng thuốc không phải fluoroquinolon dựa trên dữ liệu về độ nhạy cảm hoặc tiền sử dị ứng. 

Một số fluoroquinolon tác dụng tại chỗ được phê duyệt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn và viêm tai ngoài. 

Nhìn chung, fluoroquinolon tác dụng tại chỗ an toàn và dung nạp tốt. 

Thực hành kê đơn fluoroquinolones cho trẻ em

Khi kê đơn fluoroquinolon cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên, bác sĩ lâm sàng nên xem xét các rủi ro và lợi ích của việc sử dụng nhóm kháng sinh này với người chăm sóc và bệnh nhân, bao gồm hướng dẫn liên hệ với nhân viên y tế nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm phát ban, tiêu chảy, khớp. hoặc đau gân, lú lẫn, tê hoặc ngứa ran tứ chi khi dùng kháng sinh. Fluoroquinolon thường được dung nạp tốt và hiệu quả. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng đây vẫn là nhóm kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiễm trùng ở trẻ em. 

Trung Tâm Y tế huyện Krông Nô triển khai chiến dịch Bổ sung VitaminA liều cao kết hợp Tẩy giun và Cân, đo trẻ từ 0-59 tháng tuổi đợt I năm 2023.

– Thực hiện kế công văn số 1395/SYT-NVYD ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Sở Y tế tỉnh Đăk Nông về việc tiếp nhận và triển khai chiến dịch bổ sung VitaminA, Tẩy giun đợt I năm 2023;

– Thực hiện kế hoạch số 74/KH-KSBT ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông kế hoạch triển khai chiến dịch Bổ sung VitaminA liều cao kết hợp tẩy giun và Cân , đo trẻ từ 0-59 tháng tuổi đợt I năm 2023;

Trung Tâm Y tế huyện Krông Nô xây dựng kế hoạch số 380/KH-TTYT ngày 31 tháng 5 năm 2023 kế hoạch triển khai chiến dịch Bổ sung VitaminA liều cao kết hợp Tẩy giun và Cân, đo trẻ từ 0-59 tháng tuổi đợt I năm 2023.

Thời gian triển khai toàn huyện: Triển khai toàn huyện từ ngày 06 – 10 tháng 6 năm 2023.

– Ngày 06- 7/6/2023 triển khai ở xã: Đăk Drô.

– Ngày 07- 8/6/2023 triển khai các xã: Quảng Phú, Đăk Nang.

– Ngày 8 – 9/6/2023 triển khai các xã: Nâm Nung, Nâm Nđir, Tân Thành, Nam Đà, Đăk Sôr, Đức Xuyên, Buôn Choăh.

– Ngày 6 – 8/6/2023 triển khai ở xã: Nam Xuân.

– Ngày 10-11/6/2023 triển khai ở thị trấn: Đăk Mâm.

Trung tâm Y tế huyện Krông Nô: Tập huấn chăm sóc mắt ban đầu, chuyển tuyến và kỹ năng truyền thông

Từ ngày 8/5-16/5/2023, Trung tâm Y tế huyện Krông Nô tổ chức tập huấn chăm sóc mắt ban đầu, chuyển tuyến và kỹ năng truyền thông cho 198 học viên, là nhân viên Trạm y tế, y tế học đường và lãnh đạo tổ chức, đoàn thể tại địa phương.

Quang cảnh lớp tập huấn

Tham dự lớp tập huấn, các học viên được cung cấp kiến thức bệnh lý về mắt thường gặp, cách phát hiện và tư vấn phòng bệnh, giải phẫu mắt, chức năng các bộ phận của mắt, sơ cứu chuyển tuyến các bệnh về mắt; Chăm sóc mắt ban đầu, truyền thông phòng chống một số bệnh gây mù lòa; Chiến lược, mục tiêu phòng chống mù lòa và tầm nhìn đến năm 2030.

Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực hoạt động chăm sóc mắt ban đầu tại cộng đồng cho đội ngũ y tế cơ sở, góp phần giảm tỷ lệ mắc các bệnh về mắt, nhất là các bệnh có khả năng gây mù lòa trong cộng đồng; nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế học đường trong công tác truyền thông, khám sàng lọc, tư vấn phòng chống tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường. Đồng thời kêu gọi sự hưởng ứng của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong hoạt động chăm sóc mắt tại cộng đồng.

Nguồn: https://syt.daknong.gov.vn/