Chế độ ăn – Bệnh tăng huyết ap, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu
/0 Comments/in Dinh dưỡng, Thực đơn mẫu /by ttyt-krn-admin(Mã: TM01-CĐ THA và TM01-TĐ THA & RLLP)
I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG
– Năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
– Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng
– Chất béo: 15 – 20% tổng năng lượng (trong đó 2/3 là acid béo không no).
– Chất đường bột: 65 – 70% tổng năng lượng
– Hạn chế Natri: < 2000 mg Na/ngày (< 5g muối/ ngày).
– Tăng Canxi, Magie.
– Cholesterol: dưới 300 mg/ngày.
– Đủ nước, vitamin.
– Tăng cường chất xơ.
II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
1. Lựa chọn thực phẩm
a, Thực phẩm nên dùng:
– Các loại gạo, mì, ngô, khoai, sắn, bún, phở.
– Khoai củ và sản phẩm chế biến
– Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ…(đặc biệt
là cá: ăn cá ít nhất 3 – 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn). – Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng.
– Rau xanh, quả chín: Ăn đa dạng các loại (đặc biệt các loại rau lá).
b. Thực phẩm hạn chế dùng
– Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: mì tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC… các loại bánh ngọt. – Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, các muối…
– Phù tạng động vật, mỡ động vật, bơ.
c, Thực phẩm không nên dùng
– Mì chính.
– Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê….
2. Chế biến món ăn
– Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: < 6g muối/ngày.
– Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm.
– Không nên sử dụng mì chính, bột nêm vào quá trình chế biến món ăn.
III. THỰC ĐƠN MẪU
Bệnh nhân cân nặng 50kg, tăng huyết áp và có rối loạn mỡ máu
Năng lượng: 1500kcal.
THỰC PHẨM CHO MỘT NGÀY:
– Gạo tẻ: 240g (4 lưng bát con cơm)
– Bún: 150g (1 nữa bát to)
– Thịt nạc + cá: 150g – 200g.
– Rau xanh: 400g (2 lưng bát con rau)
– Quả chín: 150g
Dầu ăn: 20ml (4 thìa 5ml)
Lượng muối: 2-3g/ngày/hoặc thay thế bằng
2-3 thìa 5ml nước mắm.
VÍ DỤ THỰC ĐƠN | ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG (ĐV THỰC PHẨM) | |
Bữa sáng: Bún thị bò, quả chín | ||
Bún 150g | 1 nữa bát to | |
Thịt bò 30g | 5 – 6 miếng mỏng | |
Xoài chín 150g | 12 quả trung bình | |
Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào cần tây, cá bống rán, | ||
cải bắp luộc | ||
Gạo tẻ 120g | 2 lưng bát con cơm | |
Cá bống rán 60g (cả xương) | 3 con nhỏ | |
Thịt bò 30g | 5 – 6 miếng | |
Cần tây 30g | ||
Rau cải bắp 180g | 1 lưng bát con | |
Dầu ăn 10ml | 2 thìa (thìa 5ml) | |
Bữa tối: Cơm, thịt lợn bằm, đậu phụ rán, su su luộc | ||
Gạo tẻ 120g | 2 lưng bát con cơm | |
Thịt lợn nạc bằm 30g | 1 thìa đầy (thìa 15ml) | |
Đậu phụ 65g | 1 bìa | |
Dầu ăn 10ml | 2 thìa (thìa 5ml) | |
Su su 210g | 1 lưng bát con | |
Chú ý: Ăn nhạc tương đối, lượng muối trong ngày 3-4g hoặc thay bằng 3-4 thìa nước mắm (thìa 5ml) |
IV. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà: 1,2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ.
2. Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương
2 lưng bát cơm; 100g miến; 100g bột mì; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mì; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.
3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.
4. Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mám, 7ml magi
Chế độ ăn – Phụ nữ có thai và cho con bú
/0 Comments/in Dinh dưỡng, Thực đơn mẫu, Uncategorized /by ttyt-krn-adminCHẾ ĐỘ ĂN
Phụ nữ có thái và cho con bú
(Mã: SK01-CĐ PNMT&CCB, SK02-CĐ PNMT&CCB, SK03-CĐ PNMT&CCB )
I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG
– Đủ năng lượng:
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa: 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày+300 kcal/ngày
+ Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và cho con bú: 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày+500 kcal/ngày. – Chất đạm: 15-20% tổng năng lượng.
– Chất bột đường: 55 – 56 % tổng năng lượng
– Chọn thực phẩm giàu: vitamin nhóm B, acil folic.
– Chọn thực phẩm giàu muối khoáng: sắt, canxi.
– Tránh các thức ăn kích thích, thức ăn lạ.
– Tăng cường các chất xơ tránh táo bón.
– Muối: 6g/ngày. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng
cuối lượng muối nên dưới 6g/ngày.
– Nước: 40ml/kg cân nặng/ ngày
II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
– Ăn đa dạng hóa và đầy đủ các loại thực phẩm để có đủ chất cho thai nhi phát triển tốt nhất. Một số thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau giền, các loại rau có màu xanh đậm…
-Một số thực phẩm giàu canxi: sữa, tôm, cá nhỏ, cua, ốc, hạt vừng…
– Nên ăn cá ít nhất 3 – 4 lần/tuần để bổ sung các acid béo thiết yếu phát triển trí não thai nhi.
– Ăn đủ rau xanh để tránh táo bón (400 – 600g/ngày). Bổ sung quả chín để cung cấp vitamin (ăn đa dạng các loại quả).
– Thời kỳ nuôi con bú: Chú ý uống đủ nước để tạo đủ sữa (1,5 – 2 lít nước/ngày). Nên uống các loại nước đảm bảo đạt chuẩn.
III. THỰC ĐƠN MẪU
Năng lượng:1800 kcal. Áp dụng cho:
+ Phụ nữ mang thai nặng 60kg (ba tháng đầu thai kỳ).
+ Phụ nữ mang thai nặng 50kg (ba tháng giữa thai kỳ).
+ Phụ nữ mang thai nặng 45kg (ba tháng cuối thai kỳ).
+ Bà mẹ cho con bú nặng 45kg
(Cân nặng được tính trước lúc mang thai)
THỰC PHẨM CHO MỘT NGÀY:
– Gạo tẻ: 230g
– Bánh phở: 150g
– Thịt nạc + cá: 200 – 250g.
– Sữa: 1 cốc
– Rau xanh: 400g
– Quả chín: 200g – 300g
– Dầu ăn: 15 – 20ml (3 – 4 thìa 5ml)
– Lượng muối: 6g/ngày
VÍ DỤ THỰC ĐƠN | ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG (ĐV THỰC PHẨM) | |
Bữa sáng: Phở thịt bò | ||
Bánh 150g Thịt bò 55g | Nữa bát to | |
Rau thơm, hành lá Bữa phụ sáng: Sữa | 10 – 12 miếng mỏng | |
Bữa phụ sáng (9giờ) | ||
Sữa bột toàn phần 25g | 1 cốc 150ml | |
Bữa trưa: Cơm, tôm rang thịt, rau muống xào, quả chín | ||
Gạo tẻ 120g | 2 nửa bát con cơm | |
Tôm đồng 40g | 10 con to | |
Thịt lợn nạc 40g | 6 – 7 miếng nhỏ | |
Dầu ăn 13ml Rau muống xào 200g Cam 150g | 2,5 thìa (thìa 5ml) | |
Rau muốn xào 200g | lưng bát con rau | |
Cam 150g | 1/2 quả to | |
Bữa tối: Cơm, thịt rim, bí xanh luộc chấm muối lạc, canh rau cải nấu thịt, quả chín | ||
Gạo tẻ 109g | 2 nửa bát con cơm | |
Thịt nạc 60g (rim) | 8-10 miếng nhỏ | |
Thịt nạc 10g (nấu canh) | ||
Rau cải 35g | ||
Bí xanh 200 | 1 miệng bát con | |
Lạc 8g | 1 thìa 5ml đầy | |
Dầu ăn 5ml | 1 thìa 5ml | |
Bưởi 185g | 3 múi trung bình |
IV. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG:
1. Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 1.2 lạng tôm, các nạc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút; 200g đậu phụ.
2. Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến, 100g bột mỳ; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mỳ; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g củ các loại.
3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vùng.
4. Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.
Chế độ ăn – Bệnh Gout đơn thuần
/0 Comments/in Dinh dưỡng, Thực đơn mẫu /by ttyt-krn-admin(Mã: GU01- CĐ GĐT)
I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG
1.1. protein
– Lượng protein: 1g/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu protein giảm hơn trong các trường hợp có biến chứng về thận: viêm cầu thận cấp, suy thận cấp,suy thận mạn.
Chọn những thực phẩm có chứa ít purin.
Nhóm I (0-15mg) | Nhóm II (50-150mg) | Nhóm III (trên 150mg) | Nhóm IV: Thức uống có khả năng gây đợt gout cấp và gout mạn |
Ngũ cốc | Thịt nạc | Óc | Rượu, thức uống có rượu: gây tăng lactat máu làm giảm bài xuất acid uric qua thận. |
Bơ, dầu mỡ | Cá | Gan | Bia: có loại bia nhiều nhân purin. |
Đường | Hải sản | Bầu dục | Cà phê, chè: cafein khi bị oxy hoá sẽ tạo thành methy acid uric. |
Trứng | Gia cầm | Nước luộc thịt | |
Sữa | Đỗ đậu | Cá sardine | |
Pho mát | Nấm | ||
Rau, quả | Măng tây | ||
Các loại hạt |
1.2. Đảm bảo đủ năng lượng
Năng lượng: 30 – 35Kcal/kg cân nặng/ngày. Nhu cầu năng lượng giảm đối với bệnh nhân béo phì.
1.3. Lipid: Lipid chiếm: 20 – 22% tổng số năng lượng cả ngày. Trong đó có 1/3 là acid béo no, 1/3 acid béo không no có một nối đôi, 1/3 acid no có nhiều nối đôi. Nên sử dụng ít cholesterol < 300mg/ngày.
1.4. Glucid: 65 – 70% tổng năng lượng.
1.5. Nước” Uống nhiều nước >2 lít/ngày.
1.6. Cung cấp đầy đủ vitamin và muối khoáng
II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
2.1. Lựa chọn thực phẩm
2.1.1. Thực phẩm nên dung:Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Gạo, ngô, phở, mỳ gạo,…khoai củ: khoai lang, khoai tây, khoai môn,
- khoai sọ, sắn, miến…
- Các loại rau xanh: bí xanh, rau ngót, rau dền….
- Các loại quả chín ngọt: lê, táo, nho ngọt, mít, dưa hấu…
- Các thực phẩm có hàm lượng purin thấp: ngũ cốc, bơ, đường, sữa, pho mát,
- rau quả….Nếu ăn thịt chỉ ăn 100g với người có cân nặng < 50kg và 150g với người có cân nặng >50kg.
- Các loại nước uống có bicarbonat.
2.1.2. Các thực phẩm hạn chế dung:
-Các thực phẩm có hàm lượng purin cao: nước luộc thịt, nấm, măng tây, phủ tạng động vật: gan, bầu dục, tim…
– Các loại quả có vị chua: cam chua, xoài xanh, cóc, me, nho chua…
2.1.3. Thực phẩm không nên dùng: Không sử dụng: rượu, bia, chè, cà phê…
2.2. Cách chế biến:
Khi ăn thịt cá thì nên ăn ở dạng luộc và bỏ nước luộc; hoặc muốn ăn xào, rán cũng nên luộc qua nếu có thể được.
2.3. Chú ý
Trường hợp muỗn giảm cân thì cũng phải giảm từ từ, nếu giảm cân nhiều sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Tránh ăn no quá nhất là vào buổi tối vì bữa ăn nặng là yếu tố stress để ninh hành acid uric.
III. THỰC ĐƠN MẪU
Năng lượng:1700 kcal/ngày.
VÍ DỤ THỰC ĐƠN | ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG (ĐV THỰC PHẨM) | |
Bữa sáng:Cơm rang trứng, dưa chuột | ||
Gạo tẻ 101g | ||
Trứng gà 23,5g | 1/2 quả trứng | |
Dầu ăn 9ml | 2 thìa 5ml | |
Dưa chuột 90g | 1/2 quả to | |
Bưac trưa: Cơm, thịt xào hành tây, canh bí nấu thịt, quả chín | ||
Gạo tẻ 130g | 2 lưng bát con cơm | |
Thịt nạc vai 36g | ||
Thịt băm 10g | 1 thìa 5ml | |
| Bí xanh 100g | ||
Hành tây 31g | ||
Dầu ăn 10ml | 2 thìa 5ml | |
Bữa tối: Cơm, cá bống rán, cà tím nấu thịt băm | ||
Gao té 104g | 2 nửa bát con cơm | |
Cá bống rán 40g | 3 con | |
Thịt băm 10g | 1 thìa 5ml | |
Cà tím 120g | 1 miệng bát con | |
Dầu ăn 10m1 | 2 thìa 5ml |
IV. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG:
1. Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà; 1.2 lạng tôm, các nạc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút; 200g đậu phụ.
2. Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến, 100g bột mỳ; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mỳ; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g củ các loại.
3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vùng.
4. Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.
Chế độ ăn – Bệnh đái tháo đường đơn thuần
/0 Comments/in Thực đơn mẫu /by ttyt-krn-adminI. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG
– Đủ năng lượng:
+ Nằm điều trị tại gường và hoạt động nhẹ: 30Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
+Hoạt động nặng: 35Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
– Giảm lượng chất bột đường: 55 – 65% tổng năng lượng.
Chất béo: 20 – 25% tổng năng lượng (chủ yếu là nguồn chất béo từ dầu thực vật).
– Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng.
– Tăng cường chất xơ: 20g/1000 Kcal.
– Chia thành nhiều bữa / ngày (>3 bữa/ngày), cố định
thời gian cho các bữa ăn.
– Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
1. Lựa chọn thực phẩm
a, Thực phẩm nên dùng:
– Các loại: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…Nên chọn: gạo
lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc xay xát rồi thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc…
– Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ,đậu nành…)
– Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo
như: thịt nạc, cá nạc, tôm…
– Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng…)
– Ăn đa dạng các loại rau.
– Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: gioi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…
– Chọn loại sữa có chỉ số đường huyết thấp: Glucema, Gluvita, Nutrien diabetes.
b. Thực phẩm hạn chế dùng
– Miến dong, bánh mì trắng.
– Khao củ chế biến dưới dạng nướng.
– Phủ tạng động vật nhứ: tim, gan, bầu dục…
– Mỡ động vật.
– Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn,
vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…
c. Thực phẩm không nên dùng
– Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
– Các loại quả sấy khô.
– Rượu, bia, nước ngọt có đường…
2. Chế biến thực phẩm
– Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật.
– Thịt gà ăn nên bỏ da.
– Các loại rau củ: Không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
– Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
3. Chú ý:
Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (Phụ lục 2)
III. THỰC ĐƠN MẪU
Năng lượng: 1600 Kcal
Áp dụng cho bệnh nhân nặng 55kg: lao động nhẹ 45kg: lao động nặng
THỰC PHẨM CHO MỘT NGÀY
– Gạo tẻ: 180g
– Bánh phở: 160g
– Thịt nạc + cá: 200 – 250g
– Sữa không đường: 250ml = 110ml sữa có đường = 3 muỗng sữa tiểu đường.
– Rau xanh: 500g-600g
– Quả chín: 150 – 200g
– Dầu ăn: 20 – 25ml (4 – 5 thìa 5ml)
– Lượng muối: 6g/ngày.
VÍ DỤ THỰC ĐƠN | ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG (ĐV THỰC PHẨM) | |
Bữa sáng: Phở thịt bò | ||
Bánh phở 160g | 1 nữa bát to | |
Thịt bò 35g | 7 – 8 miếng nhỏ | |
Giá đỗ | 150g | |
Bữa trưa: Cơm, đậu xốt, chả lá lốt, rau bắp cải luộc, quả chín | ||
Gạo tẻ 100g | 2 nửa bát con cơm | |
Thịt nạc 40g | 2 chiếc lá lốt | |
Đậu phụ 65g | 1 bìa | |
Dầu ăn 10ml | 2 thìa 5ml | |
Rau cải bắp | 1 miệng bát con rau | |
Bưởi 180g | 3 múi trung bình | |
Bữa tối: Cơm, trứng đúc thịt, bí xanh luộc | ||
Gạo tẻ 80g | Miệng bát con cơm | |
Thịt nạc 25g | 2 miếng trứng đúc thịt trung bình | |
Trứng gà 1 quả | 1 bát con rau | |
Dầu ăn 7ml | 1,5 thìa 5ml | |
Bí xanh luộc 250g | 1 bát con rau | |
Đu đủ chín 150g | 1 miếng trung bình | |
Bữa phụ tối: sữa không đường | ||
250ml sữa | 1 cốc sữa 250ml |
IV. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG
1. Nhóm đạm:
100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà: 1,2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ.
2. Nhóm chất bột đường:
100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến; 100g bột mì; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mì; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.
3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.
Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.
TTYT HUYỆN KRÔNG NÔ
Đường dây nóng Trung tâm: 0962.52.18.18
Đường dây nóng Sở Y tế: 0962.32.18.18
Địa chỉ: Thôn Nam Thạnh – Xã Nam Đà – Huyện Krông Nô – Tỉnh Đăk Nông