ĐO CHỈ SỐ CÂN NẶNG - CHIỀU CAO (BMI)
ĐĂNG KÝ KHÁM & TƯ VẤN DINH DƯỠNG
Bảng giá dịch vụ
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Krông Nô theo TT 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019
Tư vấn – giải đáp
Đặt câu hỏi để được Tư vấn khám chữa bệnh và giải đáp các thắc mắc từ các bác sĩ của bệnh viện
ĐO CHỈ SỐ CÂN NẶNG – CHIỀU CAO (BMI) ONLINE
BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ.
1. Cách xác định BMI có chính xác hay không?
Theo các chuyên gia, BMI không đạt mức độ chính xác cao, đây sẽ là công cụ để bạn tầm soát tổng thể cho những vấn đề cân nặng của người già và trẻ em. Xét theo kết quả từ BMI và đi cùng với một số yếu tố khác thì bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ đánh giá sơ bộ về:
– Kiểm soát bề dày nếp gấp da qua đó cho thấy số lượng mỡ tích lũy trong cơ thể
– Xem xét các tiền sử bệnh tật của gia đình, dòng tộc.
– Lên bảng phân tích tổng quát các thói quen ăn uống và vận động thể lực mỗi ngày.
– Đưa ra khuyến cáo và các biện pháp cải thiện sức khỏe.
2. Tại sao Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ – CDC sử dụng BMI để xác định sự thừa cân và béo phì?
Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một quần thể dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao và cân nặng, không tốn kém và dễ thực hiện.
Cách tính và đánh giá chỉ số BMI như thế nào?
Công thức tính toán BMI chỉ số khối cơ thể chuẩn theo WHO sẽ là: BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao² (m )
Cách đánh giá chỉ số BMI chuẩn theo WHO
* Đối với người lớn từ 19 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI.
Phân loại | WHO BMI (kg/m²) |
Cân nặng (thấp/gầy) | Dưới 18.5 |
Bình thường | 18.5 – 24.9 |
Thừa cân | ≥25 |
Tiền béo phì | 25 – 29.9 |
Béo phì cấp độ I | 30 – 34.9 |
Béo phì cấp độ II | 35 – 39.9 |
Béo phì cấp độ III | ≥40 |
Khuyến nghị tăng cân khi mang thai dựa trên chỉ số BMI
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên phụ nữ nên tăng cân nhất định khi mang thai dựa trên phạm vi BMI trước khi mang thai của họ.
Dưới đây là hướng dẫn của Viện Y học về tăng cân khi mang thai:
Nhẹ cân (dưới 18,5)
- Tổng mức tăng cân khuyến nghị: 28–40 pound (12,5–18 kg)
- Tốc độ tăng cân trung bình trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba: 1 pound (0,51 kg) mỗi tuần
Cân nặng bình thường (18,5–24,9)
- Tổng mức tăng cân khuyến nghị: 25–35 pound (11,5–16 kg)
- Tốc độ tăng cân trung bình trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba: 1 pound (0,42 kg) mỗi tuần
Thừa cân (25,0–29,9)
- Tổng mức tăng cân khuyến nghị: 15–25 pound (7–11,5 kg)
- Tốc độ tăng cân trung bình trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba: 0,6 pound (0,28 kg) mỗi tuần
Béo phì (30 hoặc cao hơn)
- Tổng mức tăng cân khuyến nghị: 11–20 pound (5–9 kg)
- Tốc độ tăng cân trung bình trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba: 0,5 pound (0,22 kg) mỗi tuần
* Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em
Bố mẹ có thể áp dụng công thức tính chỉ số BMI như sau:
Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao * Chiều cao (m))
Từ đây, bạn có thể đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em
- Sau khi tính chỉ số BMI, nó sẽ được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ.
- Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo độ tuổi là chỉ số thường được ưa chuộng để đánh giá kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
- Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi (từ 2 tuổi tới 18 tuổi) được biểu diễn như sau:
Bảng phân loại và đánh giá chỉ số BMI ở trẻ em
Tình trạng | Khoảng phần trăm của BMI |
Thiếu cân | <5% |
Bình thường hoặc khỏe mạnh | Từ 5% – 85% |
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì ) | Từ 85% – 95% |
Béo phì | >95% |
Dưới đây là kết quả cụ thể của chỉ số BMI trẻ em:
- Khi BMI <5%: Trẻ đang có nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu cân trầm trọng, Có thể gặp các vấn đề sức khỏe như hệ miễn dịch yếu, chậm phát triển, hạ đường huyết,…Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý về các chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé ở khoảng này.
- Khi BMI từ 5% – 85%: Đây được coi là khoảng lý tưởng ở trẻ, cho thấy trẻ có cân nặng bình thường và sức khỏe tốt. Bố mẹ cần tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cũng như các hoạt động vận động để bé có sự phát triển toàn diện và lành mạnh
- Khi BMI trên 95%: Trẻ thuộc dạng thừa cân, béo phì. Trẻ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường, suy hô hấp, gan nhiễm mỡ,…Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ, gây ra các vấn đề về tự ti khi hòa nhập với bạn bè. Việc quản lý và kiểm soát cân nặng rất quan trọng để giúp bé phát triển một cách toàn diện, các bố mẹ đặc biệt lưu ý.
Bảng BMI chuẩn của trẻ em theo từng độ tuổi
Bảng BMI cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi :
Bảng BMI cho trẻ từ 2 đến 10 tuổi :
Bảng BMI cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi
Đăng ký khám bệnh
TTYT HUYỆN KRÔNG NÔ
Đường dây nóng Trung tâm: 0962.52.18.18
Đường dây nóng Sở Y tế: 0962.32.18.18
Địa chỉ: Thôn Nam Thạnh – Xã Nam Đà – Huyện Krông Nô – Tỉnh Đăk Nông