HỎI ĐÁP CÙNG BÁC SĨ

Bạn cần tư vấn, bạn có thắc mắc?!
Hãy để lại câu hỏi và các bác sĩ sẽ trả lời bạn

15 replies
    • Chi Do
      Chi Do says:

      Với bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy người bệnh có thể ăn uống gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Bệnh nhân và người thân có thể tham khảo thực đơn dinh dưỡng dưới đây.

      1. Người bệnh nên ăn uống gì khi bị rối loạn tiêu hóa?
      Rối loạn tiêu hóa là bệnh hay gặp, tuy không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như sốt, đau bụng, biếng ăn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,… Cũng vì là bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới việc điều trị bệnh. Vậy người bệnh nên bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Sau đây là một số thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa:

      1.1. Chuối
      Chuối là một trong những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Chuối giàu kali, cung cấp chất điện giải cho cơ thể, rất hữu ích đối với các trường hợp bị rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy và mất nước. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan trong chuối còn có tác dụng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong dạ dày khi bị tiêu chảy, khôi phục một số loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày.

      1.2. Quả bơ
      Quả bơ rất giàu chất xơ và các chất béo không bão hòa đơn, giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa, túi mật, tuyến tụy và gan. Bên cạnh đó, quả bơ còn có tác dụng chuyển hóa beta – carotene thành vitamin A, có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.

      1.3.Sữa chua
      Rối loạn tiêu hóa ăn gì tốt? Một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa chính là sữa chua. Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào cùng lượng lớn lợi khuẩn, sữa chua giúp cân bằng hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy và táo bón hiệu quả. Đây chính là thực phẩm mà người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn hàng ngày.

      1.4. Gừng
      Với câu hỏi nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa, một đáp án chính là gừng. Gừng là loại gia vị quen thuộc, rất tốt cho sức khỏe. Với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, gừng hỗ trợ tốt trong việc cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, gừng còn giúp làm giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, co thắt dạ dày,… để người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

      1.5. Yến mạch
      Yến mạch là một trong những thực phẩm lành tính, tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, yến mạch còn có lượng chất xơ dồi dào, ngăn chặn tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Do đó, người bị rối loạn tiêu hóa nên thêm yến mạch vào thực đơn để cải thiện tình trạng này.

      1.6. Táo
      Nếu bạn phân vân với câu hỏi nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa thì nên đưa táo vào thực đơn dinh dưỡng. Táo có chứa nhiều pectin – 1 dạng chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe của đường tiêu hóa. Khi bạn ăn táo, pectin không được ruột non hấp thụ mà tiếp tục di chuyển đi xuống ruột kết. Ở đây, các lợi khuẩn sẽ phân hủy táo, tổng hợp để làm tăng khối lượng phân rồi đào thải ra khỏi cơ thể.

      Nhờ vậy, táo có khả năng xử lý tình trạng táo bón và tiêu chảy. Trong nhiều nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh táo có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột kết, làm giảm một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. Đồng thời, hàm lượng pectin trong táo giúp làm tăng khối lượng phân, di chuyển qua đường tiêu hóa để đào thải các tạp chất ra khỏi cơ thể.

      1.7. Các thực phẩm khác
      Rối loạn tiêu hóa ở người lớn nên ăn gì? Một số thực phẩm tốt được các chuyên gia khuyến nghị là:

      Dứa: Là thực phẩm giàu chất xơ, giúp thúc đẩy sự hấp thu của protein trong cơ thể, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,… Người bệnh có thể ăn dứa trực tiếp hoặc uống nước ép dứa đều được;
      Khoai lang: Có chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao, giúp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và ngăn ngừa các gốc tự do. Khoai lang giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả;
      Các loại rau: Rất giàu vitamin và chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm táo bón. Tuy nhiên, người bị rối loạn tiêu hóa cũng nên bổ sung lượng rau xanh vừa đủ, tránh ăn quá nhiều vì có thể gây dư thừa chất xơ. Một số loại rau xanh tốt cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa là: Các loại đậu, củ cải, măng tây, súp lơ xanh, bí đỏ, cà rốt,…;
      Hạt chia: Là nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi đưa vào cơ thể, chất xơ trong hạt chia hình thành một chất giống gelatin trong dạ dày. Chất này làm việc giống như một prebiotic, hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Đồng thời, hàm lượng chất xơ dồi dào trong hạt chia cũng thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, giải quyết chứng táo bón;
      Đu đủ: Trong quả đu đủ có chứa enzyme papain – loại enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các sợi protein, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất này. Bên cạnh đó, papain còn làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích;
      Cá hồi: Hàm lượng axit béo Omega – 3 cao trong cá hồi giúp cơ thể giảm các triệu chứng viêm. Đồng thời, ở bệnh nhân viêm ruột, cá hồi có thể cải thiện triệu chứng không dung nạp thức ăn hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.
      2. Nên kiêng gì khi bị rối loạn tiêu hóa?
      Các thực phẩm nên kiêng khi bị rối loạn tiêu hóa gồm:

      Các món tái, sống, bảo quản lâu ngày: Các thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín kỹ có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng. Vì vậy, người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn tiết canh, đồ tái, các món gỏi,… Ngoài ra, thực phẩm bảo quản lâu ngày, đồ ôi thiu,… cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn của người bị rối loạn tiêu hóa và cả người khỏe mạnh;
      Thực phẩm không rõ nguồn gốc: Là nhóm thực phẩm luôn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với những người có vấn đề về hệ tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng để tránh gây hại cho sức khỏe;
      Rượu, bia và chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… có ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa nên cần phải tránh xa nếu bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh nên tránh hút thuốc lá để giúp bệnh sớm khỏi;
      Trái cây có vị chua, nhiều axit: Các loại hoa quả có nhiều axit và có vị chua như cam, chanh,… cũng không có lợi cho tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu ăn nhiều các loại hoa quả này thì tình trạng đầy hơi, tiêu chảy sẽ càng thêm trầm trọng;
      Hoa quả khô: Các loại hoa quả sấy khô có hàm lượng đường cao nên không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc đầy bụng khó tiêu. Do vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng hoa quả sấy khô;
      Thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc gia vị cay nóng: Thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên rán hoặc món xào thường gây gánh nặng cho đường ruột nên bạn cần tránh sử dụng chúng khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, các thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa càng trầm trọng hơn.
      3. Lưu ý khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người bị rối loạn tiêu hóa
      Ngoài việc chú ý nên kiêng gì, nên ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh còn cần lưu ý những điều sau:

      Đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng;
      Nên ăn uống điều độ, buổi sáng và trưa nên ăn nhiều, buổi tối nên ăn nhẹ;
      Chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả, giảm bớt lượng thịt trong thực đơn;
      Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 2 – 3 lít nước/ ngày). Có thể bổ sung nước khoáng – loại nước có nhiều kali và magie;
      Tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả như ổi, bưởi,…

      Bình luận
    • Chi Do
      Chi Do says:

      Khách hàng vui lòng cho biết thiếu máu do nguyên nhân là gì nhe! Ngoài uống thuốc theo đơn của Bác sĩ khách hàng có thể bổ sung thêm thực phẩm bổ sung sắt như:
      1. Rau xanh
      Rau lá xanh, đặc biệt là những loại rau sẫm màu thực sự có ích. Đây là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Chúng bao gồm:Rau chân vịt (bina).Cải xoăn.Cải cầu vồng.Rau bồ công anh.Cải Thụy Sĩ.
      2. Thịt gia súc và gia cầm
      Tất cả thịt và gia cầm đều chứa sắt heme. Đặc biệt, các loại thịt đỏ, ví dụ thịt bò, thịt cừu và thịt nai là những nguồn tốt nhất. Gia cầm và gà có số lượng thấp hơn.
      Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với các loại thực phẩm có chứa sắt nonheme. Chẳng hạn như rau xanh, cùng với trái cây giàu vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt.
      3. Gan: Nhiều người né tránh các loại thịt nội tạng. Nhưng sự thật, chúng là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời.
      Gan được cho là loại thịt nội tạng phổ biến nhất. Nó giàu sắt và folate. Một số loại thịt nội tạng giàu chất sắt khác là tim, cật và lưỡi bò.
      4. Hải sản:
      5. Các loại đậu: Một số loại đậu giàu sắt là đậu xanh, đậu nành, đậu đen, Hà Lan.
      6. Quả hạch và hạt
      Nhiều loại quả hạch và hạt là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Chúng có hương vị thơm ngon riêng hoặc rắc lên món salad hoặc sữa chua.
      Một số loại hạt và hạt có chứa sắt là: hạt bí, hạt điều, quả hồ trăn, hạt cây gai dầu, hạt thông, hạt hướng dương.Cả hạt thô và hạt rang đều có lượng sắt tương tự nhau.
      7. Thực phẩm tăng cường: Nước cam;Ngũ cốc ăn liền;Các loại thực phẩm làm từ bột tinh luyện tinh chế như bánh mì trắng;Mì ống;Thực phẩm làm từ bột ngô;
      Gạo trắng.
      8. Vitamin C:
      Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt bạn ăn vào. Nếu bạn đang dùng viên sắt, bác sĩ có thể đề nghị dùng viên cùng với nguồn vitamin C. Cung cấp một chế độ ăn giàu chất sắt cùng với vitamin C là một giải pháo tuyệt vời. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
      Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như cam, bưởi, dâu tây, kiwi, ổi, đu đủ, dứa, dưa và xoài.Bông cải xanh.Ớt chuông đỏ và xanh.Bắp cải.Súp lơ trắng.Cà chua.Rau xanh.
      * Những loại thực phẩm cần tránh:
      1. Các sản phẩm từ sữa và trứng là những nguồn cung cấp sắt rất kém và làm giảm khả năng hấp thụ sắt.
      2. Không nên uống trà, cà phê và ca cao trong bữa ăn nếu nghi ngờ tình trạng thiếu sắt.
      * Những điều cần lưu ý về chế độ ăn của quý khách:
      Nguyên tắc chính
      Không ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm hoặc đồ uống ngăn chặn sự hấp thụ sắt. Chúng bao gồm cà phê hoặc trà, trứng, thực phẩm giàu oxalate và thực phẩm giàu canxi.
      Ăn thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu vitamin C. Chẳng hạn như cam, cà chua hoặc dâu tây, để cải thiện sự hấp thụ.
      Ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa beta carotene. Chẳng hạn như mơ, ớt đỏ và củ cải đường, để cải thiện sự hấp thụ.
      Ăn nhiều loại thực phẩm chứa sắt heme và nonheme cùng nhau bất cứ khi nào có thể để tăng cường hấp thụ sắt.
      Bổ sung thực phẩm giàu folate và vitamin B12 để hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
      Không có thực phẩm nào chữa khỏi bệnh thiếu máu. Nhưng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể giàu rau xanh đậm, các loại hạt và hạt, hải sản, thịt, đậu, trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể giúp bạn nhận được lượng sắt cần thiết để kiểm soát bệnh thiếu máu. Rất khó để có thể tự xây dựng chế độ ăn uống đủ sắt một mình.

      Bình luận
    • Chi Do
      Chi Do says:

      Quý khách bị tiểu đường type 2 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường type 2 ngoài uống thuốc theo đơn của Bác sĩ, quý khách cần phối hơph thực hiên chế độ ăn phù hợp với bệnh để có kết quả điều trị tốt nhất:
      Dưới đây là thực đơn mẫu dành cho bệnh đái tháo đường type 2, quý khách tham khảo:
      CHẾ ĐỘ ĂN
      Bệnh đái tháo đường đơn thuần
      (Mã: DD1-CĐ ĐTĐ)
      I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG
      – Đủ năng lượng:
      + Nằm điều trị tại gường và hoạt động nhẹ: 30Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày
      +Hoạt động nặng: 35Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
      – Giảm lượng chất bột đường: 55 – 65% tổng năng lượng.
      Chất béo: 20 – 25% tổng năng lượng (chủ yếu là nguồn chất béo từ dầu thực vật).
      – Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng.
      – Tăng cường chất xơ: 20g/1000 Kcal.
      – Chia thành nhiều bữa / ngày (>3 bữa/ngày), cố định
      thời gian cho các bữa ăn.
      – Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
      II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG
      1. Lựa chọn thực phẩm
      a, Thực phẩm nên dùng:
      – Các loại: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…Nên chọn: gạo
      lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc xay xát rồi thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc…
      – Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ,đậu nành…)
      – Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo
      như: thịt nạc, cá nạc, tôm…
      – Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng…)
      – Ăn đa dạng các loại rau.
      – Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: gioi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín…
      – Chọn loại sữa có chỉ số đường huyết thấp: Glucema, Gluvita, Nutrien diabetes.
      b. Thực phẩm hạn chế dùng
      – Miến dong, bánh mì trắng.
      – Khao củ chế biến dưới dạng nướng.
      – Phủ tạng động vật nhứ: tim, gan, bầu dục…
      – Mỡ động vật.
      – Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn,
      vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…
      c. Thực phẩm không nên dùng
      – Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
      – Các loại quả sấy khô.
      – Rượu, bia, nước ngọt có đường…
      2. Chế biến thực phẩm
      – Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật.
      – Thịt gà ăn nên bỏ da.
      – Các loại rau củ: Không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
      – Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
      3. Chú ý:
      Không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (Phụ lục 2)
      III. THỰC ĐƠN MẪU
      Năng lượng: 1600 Kcal
      Áp dụng cho bệnh nhân nặng 55kg: lao động nhẹ 45kg: lao động nặng
      THỰC PHẨM CHO MỘT NGÀY
      – Gạo tẻ: 180g
      – Bánh phở: 160g
      – Thịt nạc + cá: 200 – 250g
      – Sữa không đường: 250ml = 110ml sữa có đường = 3 muỗng sữa tiểu đường.
      – Rau xanh: 500g-600g
      – Quả chín: 150 – 200g
      – Dầu ăn: 20 – 25ml (4 – 5 thìa 5ml)
      – Lượng muối: 6g/ngày.
      VÍ DỤ THỰC ĐƠN ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG
      (ĐV THỰC PHẨM)
      Bữa sáng: Phở thịt bò  
      Bánh phở 160g 1 nữa bát to
      Thịt bò 35g 7 – 8 miếng nhỏ
      Giá đỗ 150g
      Bữa trưa: Cơm, đậu xốt, chả lá lốt, rau bắp cải luộc, quả chín  
      Gạo tẻ 100g 2 nửa bát con cơm
      Thịt nạc 40g 2 chiếc lá lốt
      Đậu phụ 65g 1 bìa
      Dầu ăn 10ml 2 thìa 5ml
      Rau cải bắp 1 miệng bát con rau
      Bưởi 180g 3 múi trung bình
      Bữa tối: Cơm, trứng đúc thịt, bí xanh luộc  
      Gạo tẻ 80g Miệng bát con cơm
      Thịt nạc 25g 2 miếng trứng đúc thịt trung bình
      Trứng gà 1 quả 1 bát con rau
      Dầu ăn 7ml 1,5 thìa 5ml
      Bí xanh luộc 250g 1 bát con rau
      Đu đủ chín 150g 1 miếng trung bình
      Bữa phụ tối: sữa không đường  
      250ml sữa 1 cốc sữa 250ml
      IV. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG
      1. Nhóm đạm:
      100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà: 1,2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ.
      2. Nhóm chất bột đường:
      100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến; 100g bột mì; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mì; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.
      3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng.
      Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm, 7ml magi.

      Bình luận
    • Chi Do
      Chi Do says:

      Quý khách có thể cho biết huyết áp hiện tại của quý khách là tăng huyết áp độ mấy ạ?
      Bị tăng huyết áp ngoià sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nên phối hợp với chế độ ăn theo bệnh lý để có kết quả điều trị tốt nhất:
      Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn trong bệnh tăng huyết áp.
      1. Lựa chọn thực phẩm
      a, Thực phẩm nên dùng:
      – Các loại gạo, mì, ngô, khoai, sắn, bún, phở.
      – Khoai củ và sản phẩm chế biến
      – Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ…(đặc biệt
      là cá: ăn cá ít nhất 3 – 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn). – Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng.
      – Rau xanh, quả chín: Ăn đa dạng các loại (đặc biệt các loại rau lá).
      b. Thực phẩm hạn chế dùng
      – Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: mì tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC… các loại bánh ngọt. – Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, các muối…
      – Phù tạng động vật, mỡ động vật, bơ.
      c, Thực phẩm không nên dùng
      – Mì chính.
      – Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê….
      2. Chế biến món ăn
      – Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: < 6g muối/ngày. - Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm. - Không nên sử dụng mì chính, bột nêm vào quá trình chế biến món ăn. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG 1. Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà: 1,2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ. 2. Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến; 100g bột mì; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mì; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại. 3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng. 4. Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mám, 7ml magi

      Bình luận
    • Chi Do
      Chi Do says:

      I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG
      – Năng lượng: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
      – Chất đạm: 15 – 20% tổng năng lượng
      – Chất béo: 15 – 20% tổng năng lượng (trong đó 2/3 là acid béo không no).
      – Chất đường bột: 65 – 70% tổng năng lượng
      – Hạn chế Natri: < 2000 mg Na/ngày (< 5g muối/ ngày). - Tăng Canxi, Magie. - Cholesterol: dưới 300 mg/ngày. - Đủ nước, vitamin. - Tăng cường chất xơ. II. LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG 1. Lựa chọn thực phẩm a, Thực phẩm nên dùng: - Các loại gạo, mì, ngô, khoai, sắn, bún, phở. - Khoai củ và sản phẩm chế biến - Ăn đa dạng các loại thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ...(đặc biệt là cá: ăn cá ít nhất 3 - 4 lần/tuần, chọn các loại cá da trơn). - Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng. - Rau xanh, quả chín: Ăn đa dạng các loại (đặc biệt các loại rau lá). b. Thực phẩm hạn chế dùng - Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: mì tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên KFC... các loại bánh ngọt. - Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, các muối... - Phù tạng động vật, mỡ động vật, bơ. c, Thực phẩm không nên dùng - Mì chính. - Các chất kích thích: rượu, bia, cà phê.... 2. Chế biến món ăn - Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: < 6g muối/ngày. - Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm. - Không nên sử dụng mì chính, bột nêm vào quá trình chế biến món ăn. THỰC PHẨM THAY THẾ TƯƠNG ĐƯƠNG 1. Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với: 100g thịt bò, thịt gà: 1,2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ. 2. Nhóm chất bột đường: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm; 100g miến; 100g bột mì; 100g bánh quy; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mì; 250g bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại. 3. Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc hạt, 8g vừng. 4. Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mám, 7ml magi

      Bình luận
    • Chi Do
      Chi Do says:

      Quý khách cần thực hiện một số mục tiêu về dinh dưỡng như sau:

      Tăng độ bền thành mạch: Chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần làm tăng trương lực tĩnh mạch, tăng sức bền và tính thấm mao mạch, từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch và sự ứ máu tại các van tĩnh mạch.
      Giảm độ nhớt của máu: Đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch, tốc độ lưu thông máu chậm sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì vậy, chế độ ăn hợp lý sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông.
      Giảm tình trạng phù nề: sự giữ nước trong tĩnh mạch sẽ làm tăng nguy cơ phù – một trong những triệu chứng chính của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
      Phòng ngừa thừa cân – béo phì: Tình trạng thừa cân sẽ dẫn đến ứ máu tăng áp lực trong các mạch máu ở chân. Đây là một trong các yếu tố kích thích sự phát triển của bệnh giãn tĩnh mạch.
      Ngăn ngừa táo bón: Tình trạng táo bón kéo dài là căn nguyên khiến các chất độc hại trong cơ thể tích tụ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mạch máu. Táo bón còn làm áp lực trong các tĩnh mạch của khung chậu và chi dưới tăng lên, làm tăng tải trọng lên thành tĩnh mạch gây suy giãn tĩnh mạch chân.
      Thực đơn lý tưởng dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên bao gồm các loại thực phẩm giúp đẩy lùi quá trình viêm, cải thiện lưu thông máu, đồng thời chữa lành tình trạng giãn tĩnh mạch và ngăn ngừa tái phát. Trong khi đó, một chế độ ăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa, đường, caffein, rượu và thực phẩm chế biến sẵn sẽ góp phần làm tổn thương mạch máu, khiến máu lưu thông kém, gây ra các vấn đề về huyết áp, mất cân bằng nội tiết tố và cân nặng.
      Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm có hàm lượng natri cao, làm mất nước và chứa các chất độc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

      Bình luận

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *